Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đầu vào lên, đầu ra xuống...

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 24-7-2012 Trần Hiệp Thủy Nông sản ĐBSCL Tuần qua, giá lúa gạo, cá tra có nhích lên, song nhìn chung từ đầu năm đến nay, nông dân (ND) ĐBSCL vẫn tiếp tục chịu cảnh “trúng mùa, mất giá”. “Đầu vào”: Vật tư, phân bón, nhiên liệu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi thủy sản; kể cả nhân công, dịch vụ nông nghiệp đều tăng giá. Trong khi “đầu ra” nông sản (lúa, mía, trái cây, cá tra) ứ đọng, giá xuống thấp, tiêu thụ khó khăn. ND chịu chung nỗi khổ: “Đầu vào lên, đầu ra xuống”. Bị “đòn đau” nhất là dân nuôi thủy sản. Trong khi giá nguyên liệu “đầu vào” ước tăng khoảng 40% so năm trước, thì “đầu ra” con cá tra có lúc rớt xuống đáy ở mức 18.000đ/kg, nông dân “tính rợ” cũng gánh lỗ mỗi ký cá 5.000 - 7.000 đồng. Con tôm cũng chịu chung số phận, dịch bệnh gây thiệt hại, toàn vùng có hơn 37.200ha tôm nuôi chết, chiếm 98% diện tích tôm bị thiệt hại cả nước.     Hình ảnh ví von chỉ thực trạng sản xuất nông nghiệp của ND miền Tây như “Cây đòn gánh” rất đáng suy ngẫm.

Chính quyền đô thị của đồng bằng

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 19-7-2012 Hữu Hiệp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao 8 tỉnh, thành phố báo cáo chuyên đề nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị (CQĐT), trình BCĐ Trung ương chậm nhất vào ngày 30.7.2012. Cần Thơ là địa phương duy nhất của ĐBSCL được chọn báo cáo và thực hiện thí điểm theo kế hoạch. Một góc Cần Thơ Thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) đặt ra yêu cầu phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Cần Thơ tuy là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, đảm nhận vai trò “trung tâm vùng”, nhưng về cơ bản “không có gì khác” so với CQĐP cấp tỉnh. Từ năm 2006, Hội thảo "Xây dựng CQĐT TPHCM - Một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống" đã đặt vấn đề xây dựng đề án thí điểm tổ chức CQĐT. Đến năm 2011, đề án "CQĐT Đà Nẵng” cũng được hoàn tất. Tuy nhiên, xây dựng CQĐT là vấn đề khó, phức tạp và nhạy cảm, gắn với tổ chức của bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị. Khó khăn đ

Xây cảng trung chuyển than cho đồng bằng sông Cửu Long ở đâu?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 17-7-2012 Hữu Hiệp Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thành lựa chọn địa điểm Dự án cảng trung chuyển than khu vực ĐBSCL trong tháng 8-2012 (trước đó yêu cầu hoàn thành trong tháng 4-2012), gửi Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012. Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng qua, lãnh đạo Chính phủ hối thúc TKV thực hiện nhiệm vụ cấp bách này. Theo Quy hoạch điện VII, trong 20 - 30 năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng mới nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong nước và nhập khẩu. Tại ĐBSCL, các nhà máy nhiệt điện lớn sử dụng nhiên liệu than đã được qui hoạch, chuẩn bị đầu tư và khởi công xây dựng như Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Sông Hậu (Hậu Giang), ... để đi vào hoạt động từ năm 2015 trở đi. Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm này, nước ta sẽ phải nhập khẩu khoảng 46-77 triệu tấn than/năm và đế

Sùng Hưng cổ tự - Ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc

Vài lời: Lần đầu tiên đến Phú Quốc vào mùa hè năm 2004, đến nay đã 5 lần ra đảo, đủ các phương tiện: máy bay, tàu cánh ngầm và tàu chợ để có thể ngắm đảo ngọc qua nhiều góc nhìn. Phú Quốc vẫn đẹp và đầy hấp dẫn với biển trời bao la, màu xanh ngút ngàn của rừng và nhiều loại đặc sản ... Lần này, dừng lại một góc Sùng Hưng cổ tự - Ngôi chùa được xếp loại cổ nhất trên đảo này. Sùng Hưng cổ tự nằm trên đường Trần Hưng Đạo (đối diện với trung tâm Viễn Thông, gần chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc). Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính điện… Các công trình Phật sự trong chùa được làm với mái lợp ngói âm dương và tường gạch từ năm 1924. Sùng Hưng cổ tự được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”. Ngay chính diện là khoảng sân rộng và vườn tỳ ni với sự góp mặt của nhiều loại cây cảnh cùng những pho tượng đắp nổi theo phong cách kiến trúc quen thuộc của Phật giáo. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền v

Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài lang

Nguyễn Đình Hòe “Dưới trăng dòng sông trôi rất dịu dàng, như dải lụa vàng xuôi về phương đông”. Không chỉ là một dòng sông năng động trong hoạt động kinh tế xã hội, Gành Hào còn là tâm hồn của người dân vùng cực Nam Tổ quốc. Nguyễn Đình Hòe - VACNE Một khúc Gành Hào 1.Gành Hào là một dòng sông chảy qua hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nhờ hội lưu từ các kênh Phụng Hiệp Cần Thơ, kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu và sông Giống Kè. Tại thành phố Cà Mau, sông sâu chừng 4m-5m, rộng chừng 100m. đến cửa Gành Hào sông rộng chừng 300m và sâu khoảng 19m. Trên toàn bộ chiều dài 55kmGành Hào là một thủy lộ năng động trong hoạt động kinh tế vùng đất cực Nam Tổ quốc, với chợ nổi, với ghe thuyền ngược xuôi, với những xóm làng trù phú hai bên sông, với cá tôm, với gạo, với trái cây,… 2. Về đêm, khi hoạt động kinh tế dần lắng dịu, Gành Hào lại như rõ nét hơn, lắng đọng sâu sắc hơn của văn hóa sông nước miền Tây. Dưới trăng, dòng sông như dải lụa vàng, trăng nghiêng xuống vạt rừng tràm, có ai đó cất lên câu “Dạ c

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

NNVN   - Thứ Sáu, 06/07/2012, 9:37 (GMT+7) Ông Huỳnh Thế Năng An Giang là tỉnh có sản lượng lúa gần 3,9 triệu tấn/năm, đứng thứ nhì sau Kiên Giang và luôn có những sáng kiến mới lạ trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, như: liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn, làm giao thông nông thôn, và gần đây nhất là những khác biệt trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.  Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang trả lời phỏng vấn  NNVN  về những vấn đề nêu trên. Xin ông cho biết xuất phát từ đâu An Giang luôn đưa ra được những sáng kiến hay và áp dụng khá thành công như việc liên kết 4 nhà hiện nay? Tôi nói câu này, bạn đừng cười, vì câu trả lời rất đơn giản và có vẻ nghe rất quen thuộc nữa, đó là xuất phát từ tấm lòng đối với nông dân, nông thôn, cùng sự kiên trì và tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, hay có thể nói, đó là dám chấp nhận rủi ro của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh từ trước đổi mới đến nay; và xuất phát từ những trằn trọc về trách nhiệm và mang

Xây dựng tiêu chí mới cho các khu kinh tế ven biển

10:03 | 06/07/2012 Kinh tế biển được xem là "trục chính" trong định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và là một trong những giải pháp cốt lõi để đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu mạnh từ biển. Tuy nhiên, để mục tiêu trên trở thành hiện thực, trước tiên Việt Nam cần quy hoạch lại các khu kinh tế (KKT) ven biển với những tiêu chí phù hợp hơn, nhằm tạo động lực cho các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước phát triển.                                                                                                       Ảnh:  LTT Chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư   Từ năm 2002, Chính phủ đã thí điểm xây dựng và hình thành hệ thống các KKT ven biển để tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của đất nước cũng như áp dụng thể chế và chính sách kinh tế mới nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.  Đến nay, cả nước đã có 15 KKT ven biển đ