Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2013

Kỳ tích hạt gạo đồng bằng

Trần Hiệp Thuỷ Bài trên báo Hậu Giang Xuân Quý Tỵ 2013 "Những ngày đầu năm 2013, đi dọc dòng kênh xáng, tôi suy nghĩ miên man về con đường lúa gạo miền Hậu Giang và kỳ tích hạt gạo đồng bằng. Dòng Xà No Kinh xáng Xà No nối liền Cần Thơ – Vị Thanh qua Kiên Giang đã trải qua lịch sử hình thành 110 năm, từng được chính quyền thực dân Pháp xác định là “quả đấm chiến lược” , mở ra triển vọng mới trong công cuộc hình thành vựa lúa miền Hậu Giang. Qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, dòng Xà No đảm nhiệm chức năng của con đường lúa gạo Miền Hậu Giang, khởi phát những giá trị của văn minh kinh xáng, hình thành các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và chợ dọc bở kinh … Ngày nay, bờ kè kinh xáng Xà No dài 25 km như một nét vẽ đẹp chạy qua các huyện Châu Thành A, Vị Thủy, TP. Vị Thanh, tạo dáng độc đáo cho đô thị trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu, là một trong những công trình bờ kè sông đẹp nhất Việt Nam, trở thành một mẩu mực xây dựng công trình giao thông, chống sạt...

Mỗi năm, 2 tỉ USD theo chân bệnh nhân xuất ngoại

TT - Mỗi năm tại VN có khoảng 40.000 bệnh nhân ra nước ngoài khám chữa bệnh. Theo chân họ có khoảng 2 tỉ USD chảy vào túi các bệnh viện nước ngoài. Bệnh nhân "ngồi viện" chứ chưa được "nằm viện"! "Ngồi viện" chứ không phải nằm viện Cần cải tiến giường bệnh Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) quy tụ đội ngũ bác sĩ có tiếng trong và ngoài nước, song chất lượng dịch vụ còn nhiều vấn đề phải bàn - Ảnh: Nam Khánh Vì sao người bệnh có điều kiện kinh tế lại quay lưng với các bệnh viện và bác sĩ giỏi của VN để ra nước ngoài chữa bệnh? Làm sao giữ họ ở lại VN điều trị?... Đây là vấn đề đặt ra tại hội thảo "Thành tựu y học VN thời kỳ đổi mới. Người VN ưu tiên khám chữa bệnh tại VN" do Vụ Các vấn đề xã hội Ban Tuyên giáo trung ương và báo Lao Động VN phối hợp tổ chức tại TP.HCM sáng 26-1. Chưa an tâm, tin tưởng Nhiều ý kiến tại hội thảo cho thấy xu hướng số người dân VN có điều kiện kinh tế tìm ra nước ngoài khám chữa bệnh ngày càng nhi...

Án lệ ở các nước - Bài 1: Cơ chế xét xử linh hoạt

Ở các nước theo truyền thống “common law” (thông luật), phán quyết của tòa thường viện dẫn các bản án tương tự trước đó để áp dụng, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào quy định sẵn có của pháp luật. Án lệ ở các nước - Bài cuối: “Án lệ ngầm” ở Việt Nam Án lệ ở các nước - Bài 3: Phải nghĩ bản án mình xử là án lệ Án lệ ở các nước - Bài 2: Trí tuệ thẩm phán thành luật Đó là đặc trưng cơ bả   của   ncơ chế xét xử theo án lệ mà Việt Nam đang xem xét áp dụng. Biểu tình chống phân biệt chủng tộc trong giáo dục ở Mỹ. Ảnh: INTERNET LTS:  TAND Tối cao vừa có quyết định ban hành đề án phát triển án lệ để chuẩn bị cho việc hình thành án lệ trong hoạt động xét xử. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên sau bảy năm kể từ khi Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp giao nhiệm vụ cho TAND Tối cao nghiên cứu chế định này. Pháp Luật TP.HCM  xin giới thiệu một số kinh nghiệm về việc hình thành và áp dụng án lệ ở các nước. Các luật sư ở Mỹ thường có rất n...

Vụ kiện 55,5 triệu USD: Tòa xử sai thẩm quyền?

Tin liên quan Cần phong tỏa tài sản bên thua kiện 55,5 triệu USD Việt kiều thắng kiện 55,5 triệu USD từng 2 lần trúng thưởng Truyền thông đảo chiều trong vụ kiện 55,5 triệu USD Có thẩm phán cho rằng việc TAND quận 1 (TP.HCM) xử sơ thẩm vụ kiện đình đám này là sai hướng dẫn của TAND Tối cao nên có khả năng bản án sẽ bị hủy... Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, vụ kiện này gây xôn xao dư luận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng Việt Nam có vụ tranh chấp tiền thắng cược lên tới cả hơn nghìn tỉ đồng. Tòa quận xử sơ thẩm là sai? Một vấn đề mà nhiều bạn đọc thắc mắc là trong vụ kiện, nguyên đơn - ông Ly Sam là Việt kiều Mỹ. Mặt khác, số tiền tranh chấp quá lớn. Như vậy, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ kiện này thuộc về TAND quận 1 (tòa cấp huyện) hay TAND TP.HCM (tòa cấp tỉnh)? Theo Chánh án TAND quận 1 Mai Xuân Bình (người giải quyết vụ án), trước đây TAND quận 1 từng đề nghị TAND TP.HCM rút hồ sơ lên giải quyết. Tuy nhiên, xét thấy vụ án thuộc th...

Chính quyền sai hay pháp luật chưa theo kịp đời sống?

UBND tỉnh Bình Phước đang chỉ đạo UBND huyện Chơn Thành phải giải trình xung quanh 2 quyết định cho phép một công dân chuyển đổi giới tính và thay đổi hộ tịch, vì việc làm này chưa đúng trình tự luật pháp và đang gây xôn xao công luận, với những phiền toái không thể lường hết... Quyết định năm 2009 của UBND huyện Chơn Thành (Bình Phước) công nhận việc chuyển đổi giới tính cho Phạm Văn Hiệp thành Phạm Lê Quỳnh Trâm. Ảnh: T.L   Gần 39 năm khát khao thành… nữ Hiện nay, Phạm Văn Hiệp (SN 1974) tròn 39 tuổi, thì cũng chừng đó năm, Hiệp sống khắc khoải trong trạng thái không rõ giới tính. Sinh ra ở TPHCM, nhưng gia đình Hiệp đi kinh tế mới, sinh sống ở huyện Chơn Thành, tỉnh Sông Bé (cũ), nay là tỉnh Bình Phước.   Mặc dù được xác định là nam giới, nhưng Hiệp lại luôn thấy mình, từ thể xác, tính cách, cho đến tâm hồn là... con gái. Giấu kín nỗi niềm, suốt nhiều năm liền, song, trong thâm tâm, Hiệp vẫn khát khao có một ngày để trở về con người thật của mình là nữ ...

Chậm giao mặt bằng, bị đòi 200 tỉ đồng

TUẤN PHÙNG  | 25/01/2013 07:36 (GMT + 7) TT - Thông tin về việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bị nhà thầu Tokyu (Nhật Bn) đòi hỗ trợ 200 tỉ đồng liên quan tới việc chậm tiến độ tại dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội) vừa được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết khiến nhiều người bất ngờ. Thi công cầu Nhật Tân kéo dài do chậm giải phóng mặt bằng -  Ảnh: Nguyễn Khánh Các trụ tháp của cầu dây văng Nhật Tân - Ảnh: T.PHÙNG Vì sao nhà thầu đòi hỗ trợ và ai sẽ phải trả số tiền này? Phạt vì chậm giải phóng mặt bằng Dự án lớn Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu bắc qua sông Hồng  thuộc tuyến đường vành đai 2 Hà Nội nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài. Đây là cây cầu điểm nhấn của tuyến đường được Chính phủ xem là con đường đối ngoại của thủ đô nên cầu Nhật Tân được thiết kế là cầu dây văng năm trụ tháp và sáu mặt phẳng, là cầu dây văng có số nhịp nhiều thứ hai thế giới chỉ sau cầu Milau ở Pháp. Dự án có tổng m...

Xuất siêu “có tiếng không miếng”

Chí Nhân (Báo Thanh Niên),  15/01/2013 3:00 Lần đầu tiên sau 20 năm,  Việt Nam đã xuất siêu  được 284 triệu USD. Tiếng là vậy nhưng lợi ích thực sự thu về không đáng kể, nhiều mặt hàng càng xuất càng lỗ. Lượng tăng - giá giảm, đồng nghĩa với việc người nông dân phải làm ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn mà lợi nhuận thu về không đổi, thậm chí ít hơn - Ảnh: C.N Lượng ngoại tệ thực thu thấp Xuất siêu là điều đáng mừng, nhưng đối với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay thì ngược lại vì khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới chính là “người” xuất siêu, đạt gần 12 tỉ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn đang nhập siêu 11,7 tỉ USD. Lượng nhập siêu của các DN trong nước năm nay nếu so ra vẫn tăng so với lượng nhập siêu của cả nền kinh tế trong năm 2011: 9,8 tỉ USD. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta đạt được  thành tích xuất siêu  vì lượng nhập khẩu hàng hóa giảm so với dự kiến do các DN đang gặp khó khăn về đầu ra, ...

Vụ thắng kiện hơn 55 triệu USD: Luật sư bên thua nói “tòa không có kinh nghiệm”

Lê Nga - Lê Quang, BÁO THANH NIÊN,  09/01/2013 3:30 Sau khi TAND Q.1, TP.HCM tuyên án buộc Công ty liên doanh Đại Dương trả cho ông Ly Sam (60 tuổi, quốc tịch Mỹ)  số tiền hơn 55 triệu USD , chiều hôm qua luật sư bào chữa cho bên bị đơn đã có cuộc tiếp xúc với báo chí. Những vụ tranh chấp trúng thưởng triệu đô >> Thắng kiện hơn 55 triệu USD Vụ kiện đòi 55 triệu USD: Câu lạc bộ Palazzo thua kiện Phức tạp vụ kiện đòi 55 triệu USD Luật sư của Công ty liên doanh Đại Dương tiếp xúc với báo chí chiều 8.1 - Ảnh: Lê Quang Với tư cách bảo vệ quyền lợi cho bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty luật TNHH quốc tế Việt Nam cử 2 luật sư (LS) Ngô Thanh Tùng và Võ Hà Duyên trình bày với báo chí. Hai vị LS cho rằng “rất ngạc nhiên với quyết định của tòa” và “bản án sơ thẩm là hoàn toàn cảm tính vì tòa tự quyết định tuyên nguyên đơn thắng kiện mà không hề tham khảo ý kiến của nhà sản xuất hay các cơ quan độc lập xem trường hợp nào là trúng thưởng”. “Trong khi đây ...