Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

15 món ăn đặc sản Việt Nam được đề cử kỷ lục châu Á

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa chính thức đề cử 15 món ăn nổi tiếng - với tiêu chí những món ăn chỉ có ở Việt Nam và so sánh với món ăn của các nước trong toàn châu Á - đến Tổ chức Kỷ lục châu Á trong đợt xét duyệt vào tháng 9/2012 sắp tới. 1. Bánh cóng Sóc Trăng Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km. Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm. 2. Phở Hà Nội Phở là một trong những niềm tự hào của người Hà Nội. Phở ngon ngọt không chỉ khi thưởng thức mà còn ngon ngọt khi được giãi bày trên những trang viết của nhiều nhà văn nổi
“Không có giới hạn nghiên cứu cho nhà xã hội học" Tiến sĩ Kimberly Hoàng - Ảnh do nhân vật cung cấp TTCT - Luận án mang tên New economies of sex and intimacy in Vietnam (tạm dịch Các yếu tố kinh tế mới của tình dục và chuyện chăn gối ở Việt Nam) mà Kimberly Kay Hoàng bảo vệ tại Đại học Berkeley (bang California) vào năm ngoái vừa được Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ chọn là luận án xuất sắc nhất năm 2012. TTCT đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Kimberly Kay Hoàng. Lằn ranh mờ nhạt * Chúng tôi đã được tiếp cận luận án của cô và nhận ra nhiều điều thú vị. Nhưng theo cô, kết quả nào của cuộc nghiên cứu làm cô ngạc nhiên nhất? - Luận án của tôi xem xét sự phân tầng trong hoạt động mại dâm phục vụ khách hàng bản địa cũng như quốc tế. Qua luận án, tôi cho thấy những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam đã định hình sự phân tầng này như thế nào. Khác với quan niệm phổ biến của mọi người, tôi chứng minh rằng khách da trắng phương Tây không còn là nhữn

Nhậu trưa với người Hà Nội

LAO ĐỘNG CUỐI TUẦN, Thứ hai 04/06/2012 07:00 Vài lời: Tôi thích bài viết này. Cũng chưa hẳn những anh công chức trong bài là đại diện "người Hà Nội" ... đi nhậu, nhưng nó phản ánh cái chung. Cũng giống như Sài Gòn, người Hà Nội bây giờ là người tứ xứ tựu về, nhưng dù sao, nhân vật trong bài là cái thực và rõ ràng người Hà Nội có kiểu nhậu rất khác xa người Miền Tây. Vừa bước xuống tàu lúc 5h sáng, anh bạn ra đón tôi tại ga Hà Nội đã thì thầm rủ rê: “Trưa nay nhậu với cả hội tí nhé, tao hẹn chúng nó rồi”. Tôi ngạc nhiên: “Không phải đã có quy định cấm không được uống rượu bia trong giờ làm việc, nghỉ trưa rồi à?”. Bạn cười, nháy mắt: “Còn lâu mới cấm được”. Đã hơn 1 tháng kể từ ngày có lệnh cấm, theo ghi nhận của phóng viên, tình hình nhậu sáng, nhậu trưa ở Hà Nội vẫn không có gì thay đổi so với trước đó. Ảnh: Giang Huy Lệnh cấm… Là chuyện mới đây khi làm việc với các bộ, ngành liên quan về vấn đề giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thu

Đường sắt VN - nhìn từ hôm qua... Kỳ 2: Xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho

TT - Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển đã ghi lại câu thơ truyền miệng phác thảo cảnh ga Bến Thành trên tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. >>   Dải lụa thép đầu tiên Xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng ở ga Chợ Lớn - Ảnh tư liệu Tuy mới xuất hiện ở VN nhưng loại hình vận tải này đã thu hút được nhiều hành khách bản xứ. Người Sài Gòn về miền Tây, ngồi xe lửa đến Mỹ Tho, rồi đón tàu ghe đi tiếp sẽ lợi hơn gần một ngày đường sông. Ngược lại, khách miền Tây lên chơi chốn Sài Gòn "đèn ngọn xanh ngọn đỏ" cũng chỉ đi tàu sông đến Mỹ Tho rồi chuyển tiếp qua xe lửa. Thậm chí nếu ghe lên Mỹ Tho muộn, họ sẽ nghỉ lại quán trọ qua đêm để đợi chuyến xe lửa bình minh... Những chuyến tàu kỷ niệm Đã 85 tuổi nhưng ông Nguyễn Thanh Nhàn, nguyên trưởng toán xe lửa của chính quyền Sài Gòn cũ, từng đại diện ngành đường sắt vượt qua 180 vận động viên

TS Khuất Thu Hồng: Gia đình lung lay vì thiếu kỹ năng sống

Thứ hai, 25/06/2012, 03:00 (GMT+7) Trước đây, xã hội Việt Nam có xu hướng khép kín, do đó mối quan hệ trong gia đình nhờ vậy cũng trở nên khăng khít hơn. Bây giờ, cánh cửa mở ra với thế giới, cơ hội đi ra ngoài nhiều hơn, gặp nhiều thứ khác hấp dẫn hơn, khiến mối quan hệ gia đình có xu hướng lỏng lẻo đi. Ly hôn ngày một tăng, trẻ em hư cũng nhiều lên… Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28-6 năm nay, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Phát triển xã hội, đã trao đổi với PV Báo SGGP về vấn đề này. Bà mẹ đơn thân và gia đình truyền thống TS Khuất Thu Hồng - PV: Gia đình người Việt Nam ta đang dần thay đổi, nếu không muốn nói là thay đổi mạnh, khi đối mặt với rất nhiều vấn đề của xã hội hiện đại. Bà có đồng ý với nhận định này và theo bà, đâu là căn nguyên dẫn đến sự thay đổi giá trị của gia đình người Việt? TS KHUẤT THU HỒNG: Thực ra, các gia đình không phải tự nhiên thay đổi, nó chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn của xã hội. Trước đây, kinh tế khó khă