Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cần xây dựng chính quyền vùng kinh tế

Lâu nay vùng kinh tế chỉ là một phép cộng cơ học. Nếu có chính quyền vùng quản lý, hiệu quả vùng kinh tế mới được phát huy. Trong ngày làm việc thứ hai của hội thảo Kinh tế mùa xuân 2014 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Quảng Ninh ngày 29-4, các chuyên gia kinh tế tiếp tục thảo luận về cải cách thể chế. Phân quyền phải rõ ràng, cụ thể TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng khi nói đến thể chế gồm có bốn bộ phận bao gồm người chơi (Nhà nước, tổ chức sự nghiệp, dân sự...); cơ chế chơi hay cách thức chơi; luật chơi; và sân chơi (thị trường). Đổi mới thể chế chính là đổi mới cả bốn bộ phận đó trên tinh thần: Cái gì có lợi cho đất nước, dân tộc này thì làm; cái gì không lợi thì bỏ. TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: TP Trong bốn yếu tố đổi mới thể chế thì vai trò Nhà nước trong nền kinh tế được tập trung hơn cả. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà

Cây lúa, con cá tra và người nông dân

Quốc Trung Báo Đại Đoàn Kết, ngày 28/4/2014 Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa, vựa trái cây, vựa cá... nhưng sao người dân chưa giàu? Đã đến lúc phải tìm cho ra câu trả lời cho thực tế ấy để người dân miền Tây được mát mày mát mặt. Chạy theo giá lúa, bơi theo con cá Tái cơ cấu ngành trồng lúa bắt đầu từ đâu? Câu trả lời chắc chắn không phải là bỏ cây lúa, chọn con cá, con tôm hay cây trồng, vật nuôi nào khác theo suy nghĩ kiểu cũ dựa vào "nguồn cung”, quên đi "hướng cầu”  mà phải bắt đầu từ "đổi mới tư duy làm nông nghiệp”. Như vậy mới giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức, trở thành "doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu được bằng nghề nông. Cho tới nay ĐBSCL, lúa vẫn là cây trồng chính, truyền thống. Chỉ hơn 2 thập niên gần đây, sản lượng lúa của vùng này đã được nhân lên hơn gấp đôi, từ hơn 9 triệu tấn (năm 1990) lên gần 25 triệu tấn (năm 2013), kim ngạc

Khai quật mộ cổ hiếm thấy ở ĐBSCL

Ngày 26.4, Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bến Tre khai quật ngôi mộ cổ tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, H.Chợ Lách, Bến Tre (ảnh).   PGS-TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học - Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, người chủ trì khai quật, cho biết đây là ngôi mộ được hình thành trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thuộc dạng mộ hợp chất với các thành phần như vôi, cát, nhựa ô dước kết hợp với nhau. Mộ hiếm thấy ở ĐBSCL và có quy mô không thua kém mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), song mộ Trương Tấn Bửu chỉ là mộ đơn còn đây là mộ song táng. Dự kiến đợt khai quật diễn ra trong 10 ngày trên diện tích 100 m2. Các hiện vật thu được qua khai quật sẽ do Bảo tàng tỉnh Bến Tre bảo quản, gìn giữ. Tin, ảnh:  Khoa Chiến >> Bến Tre khai quật mộ cổ >> Khai quật mộ cổ bên sông Sài Gòn >> Phát hiện mộ cổ 3.500 năm ở Ai Cập >> Mộ cổ 300 năm ở Quốc Oai

1% sẽ ăn hết của 99%

Nguyễn Vạn Phú Thứ Năm,  24/4/2014, 09:32 (GMT+7) “Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”. Thomas Piketty (TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ  New York Times . Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”. Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng? Trước