Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nợ công của Việt Nam và những thông điệp 'nóng'

Đăng Bởi   Một Thế Giới   -   16:23 17-06-2014 Chủ tịch Quốc hội: "Nợ công đã đe dọa an ninh tài chính" Nhiều dấu hiệu cho thấy “độ nóng” nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh cả về định tính và định lượng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ trong nhận thức, cách tính, ngưỡng an toàn, hiệu quả quản lý và sử dụng.  Tăng nhanh về quy mô, dịch vụ và điều kiện nợ Theo Bộ Tài chính, tính  đến 31.12.2010, tỉ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài 42,2%, nợ công là 57,3%. Cuối năm 2011, nợ công khoảng 54,6% GDP. Cuối năm 2012, nợ công khoảng 58,4% GDP.  Với việc nâng mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 từ 4,8% lên 5,3% GDP, đến cuối năm 2013 nợ công đạt tới 56,2% GDP, dư nợ chính phủ là 42,6% GDP và dư nợ quốc gia 39,5% GDP. Theo tờ báo Anh The Economist, so với năm trước, nợ công của Việt Nam tăng 11,2% trong năm 2013 và sẽ tăng gần 15% năm 2014. Ngày 8.11.2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Việ

Nước mắt của cây

Trần Hiệp Thủy Báo Tuổi Trẻ, ngày 16/06/2014 08:00 (GMT + 7) TT - Caouchouk là tên gọi cây cao su, theo thổ ngữ Mainas, có nghĩa là “nước mắt của cây”. Từ vùng rừng Amazon Nam Mỹ, theo chân thực dân Pháp, loài cây này đến Việt Nam và nhanh chóng trở thành cây công nghiệp chủ lực. >>  Phá bỏ hàng loạt vườn cao su >>  Vàng trắng kể về đời sống công nhân cao su >>  Cao su mất giá, nông dân chặt bỏ hàng ngàn hecta Theo số liệu thống kê, đến năm 2013 diện tích cao su cả nước đạt 915.000ha, vượt xa con số 800.000ha, là mốc trong chiến lược phát triển cao su đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt. Sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đã vượt mức 1 triệu tấn, trị giá hơn 2,8 tỉ USD/năm. Dù đứng thứ tư thế giới về sản lượng khai thác, nhưng mức tiêu thụ cao su nội địa rất thấp, chưa đến 20% tổng lượng, còn lại xuất khẩu dạng thô với giá thấp. Việt Nam xuất khẩu cao su đến hơn 70 nước trên thế giới, nhưng thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 62%. Phía sau

Thay đổi cách tính lương hưu - người lao động có thua thiệt?

SGGP, Thứ hai, 16/06/2014, 01:44 (GMT+7) Hôm nay, 16-6, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Trước nguy cơ vỡ quỹ BHXH, Chính phủ phải đưa ra nhiều điểm sửa luật như đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi mức đóng, mức hưởng BHXH, nhưng nhiều ý kiến lại phản đối. Có phải từ 1-1-2018, người lao động (NLĐ) sẽ đóng BHXH nhiều hơn và hưởng lương hưu ít đi? Phóng viên Báo SGGP trao đổi với bà TRƯƠNG THỊ MAI (ảnh), Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề của xã hội của Quốc hội để làm rõ điều này. * PHÓNG VIÊN:  Thưa bà, lần sửa luật này điểm mới mấu chốt là gì? * Bà TRƯƠNG THỊ MAI:  Luật BHXH lần này có rất nhiều chỉnh sửa chính sách quan trọng. Đầu tiên là sửa đổi công thức tính lương hưu. Việt Nam chúng ta đã đi qua chặng đường dài với các công thức tính lương hưu khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh nhưng đều chưa tiếp cận được xu thế tiến bộ của thế giới. Người trước năm 1995 thì hưởng lương hưu bằng mức bình quân của 5 năm cuối cùng; từ năm 1995 đến năm 2000

Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền

SGGP, Thứ bảy, 14/06/2014, 01:01 (GMT+7) Biển Đông dậy sóng. Cả nước sục sôi. Hòa cùng dân tộc, văn nghệ sĩ đồng bằng lại hừng hực “Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền”. Đề tài biển Đông phủ trùm từng ngày từng giờ, trong mọi sinh hoạt của người dân châu thổ, làm nóng mọi bàn cà phê buổi sáng, làm mọi người xích lại gần nhau hơn. Bọc trứng Âu Cơ chia đôi. Hôm nay, bước chân của “50 người con xuống biển” luôn được dõi theo, quặn thắt dòng máu Lạc Hồng.  Người đồng bằng giận, thương rõ ràng, minh bạch.  Chơi là chơi trăm phần trăm cái trong lòng mình có/ mộc mạc như con cá kèo, cá nâu, con hàu, ba khía  (Lê Chí). Sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam khiến cả nước và “SGGP, miệt vườn nổi giận”.  Chỉ 2 ngày sau, nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên hoàn thành bài thơ  Trái tim Việt Nam ; nhạc sĩ Hồ Hoàng nhanh chóng phổ nhạc. Bài thơ 6 khổ ôm trọn ước mơ bình dị:  Dân nước tôi tay cuốc, tay cày/ Bạn bè tôi lưng trần bám biển/ Con cá

Bông súng, củ co nơi miền Tây Nam Bộ

Dân Việt điện tử, thứ Bảy, ngày 14/06/2014 08:59 AM (GMT+7) Theo Út Tẻo (Dân Việt) Củ co có lá và cọng như bông súng nhưng kích thước nhỏ hơn. Người ta ít thấy bông củ co nở. Hay do bông nó quá nhỏ và nở vào buổi xế chiều nên ít ai để ý. Dân miệt bưng biền ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long thường hay mượn lời của một chàng trai nào đó tán gái để giãi bày hoàn cảnh của mình:  "Đói lòng đi móc củ co Thấy em hết gạo anh cho một nồi". Đồng sâu bông súng mọc Củ co, cũng là một dạng cây hoang mọc dưới nước khắp bưng đồng, kênh rạch vùng đất sông, xẻo như ô bàn cờ này. Hình dạng củ co tròn, khi đem về rửa sạch và nấu chin ăn bùi bùi như dái khoai môn (dân gian gọi phần củ nhỏ mọc dính theo củ lớn).  Ngày trước, nhà nghèo, thiếu gạo, đói cơm, dân gian thường nấu cháo củ co, bông súng. Khoảng tháng 10, tháng 11, nước giựt gần cạn đồng, người ta theo các bụi co già và thò tay móc sâu xuống dưới rễ của nó để lấy những chùm củ lớn bằng ngón chưn (chân) cái.  Bông sú

"Chợ nổi di động” vùng sông nước Cửu Long

Trần Hiệp Thủy   Báo Dân Việt điện tử ngày 12 tháng 6, 2014 Hình ảnh “kinh tế thị trường” đầu tiên đối với tôi không phải là những học thuyết, lý luận của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, Michael Porter mà chính là… những chiếc ghe hàng vùng sông nước miền Tây Nam Bộ quê tôi. Ở nơi đò giang cách trở, xa chợ, xa thành. Chợ nổi là hoạt động giao thương mang đậm chất văn hóa, truyền thống của cư dân ĐBSCL. Nếu hiểu kinh tế thị trường là nền kinh tế mà người mua, kẻ bán quan hệ với nhau theo quy luật giá trị, cung - cầu, thì nó đã tồn tại ở quê tôi từ lâu rồi. Ai cần gì, từ đồ ăn, thức uống đến cục pin, cạc điện thoại, thuốc Tây chữa bệnh đến mài dao, mài kéo... Những chiếc ghe hàng lênh đênh sông nước miền Tây cung cấp đủ thứ hàng hoá, dịch vụ. Người mua, chỉ chờ dứt một tiếng “hơ... hơ...”, ngoắc tay một cái là có ngay các thứ mình cần. Ngược lại, người bán cũng thông thuộc tánh ý, sở thích, thị hiếu từng nhà, từng người tiêu dùng của mình. Ghe hàng tiện

Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới!

Báo Tuổi Trẻ, 11/06/2014 15:05 (GMT + 7) TTO - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 11-6. Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới" - Ảnh: Việt Dũng   Ông Phạm Vũ Luận: sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan >>  Chất vấn tại quốc hội, đại biểu sốt ruột với nợ công   >>   Chủ tịch Quốc hội: "Nợ công đã đe dọa an ninh tài chính" Có lợi ích nhóm trong ban hành văn bản pháp luật không? Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu vấn đề: dư luận người dân, báo chí và ngay tại diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân. Là người

“Kế hoạch hóa sinh sản”… trường đại học

Trần Hiệp Thủy SGGP, t hứ tư, 11/06/2014, 00:57 (GMT+7) Giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội. “Tư lệnh ngành” hôm nay (11-6) phải giải trình về các vấn đề bức xúc, trong đó có việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, tỷ lệ sinh viên không tìm được việc làm cao, lãng phí nguồn lực xã hội. Đến cuối năm 2013, cả nước có hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi đang thiếu việc làm. Đáng lo ngại, trong số đó gần 21% là thanh niên từ 20 - 24 tuổi tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên. Đặc biệt, có hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, chấp nhận làm lao động phổ thông. Thời gian qua, GD-ĐT và dạy nghề ĐBSCL đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực. Mạng lưới trường ĐH, CĐ đã hình thành và phát triển nhanh. Từ số lượng ít ỏi các trường ĐH công lập nặng tính bao cấp trước đây, đến hàng loạt trường ĐH, CĐ ra đời, tạo “diện mạo mới”. Theo quy hoạch