Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

Tư duy mở, hành động nhanh, kết quả thật

Trần Hữu Hiệp SGGP 11/02/2022 06:13 (GMT+7) Năm mới phải nghĩ mới, làm mới để đạt hiệu quả cao hơn, không chỉ là kỳ vọng mà còn là mệnh lệnh của phát triển tam nông.  Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới. Mô hình sản xuất tôm ở ĐBSCL. Ảnh: PHAN THANH Thông điệp đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan quán triệt trong toàn ngành và được nhắc lại trong buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN-PTNT 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL mới đây tại Bạc Liêu, là “tư duy mở, hành động nhanh, kết quả thật”. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà thực sự được chuyển hóa từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Đó không chỉ là ...

Chủ động thích ứng thuận thiên

  Trần Hữu Hiệp Báo Phụ nữ TPHCM - 06/03/2023 - 06:39 Từ đầu năm đến nay, cũng đã có các trận động đất và dư chấn ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc với cường độ nhỏ nhưng rất đáng quan ngại. Theo dự báo của ngành khí tượng, năm 2023, sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Các chu kỳ thời tiết, bão, lũ, xâm nhập mặn theo mùa gần như bị phá vỡ. Mưa trái mùa, sạt lở bờ sông, bờ biển, triều cường, đường phố ngập đã xảy ra ngay trong mùa khô. Thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan không chỉ diễn ra ở những vùng dễ bị tổn thương như miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long mà đang diễn ra ở khắp các vùng miền của cả nước.Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tình trạng thiên tai, hạn, mặn ngày càng trầm trọng hơn. Nhưng chính con người đang góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu. Trong các giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài, con người cần chuyển biến từ tư duy chống chọi sang chủ động thích ứng, phòng ...

Cần lắm “hoa chính sách” cho ngày thầy thuốc

Trần Hữu Hiệp NLD9 - 27-02-2023 - 08:45| Nói thẳng (NLĐO) - Thay vì những lời ngợi ca có cánh, những lẵng hoa chúc mừng, hãy dành cho đội ngũ y, bác sĩ "những bông hoa chính sách" thiết thực để giải quyết khó khăn vướng mắc đang bủa vây ngành y. Hình ảnh đội quân áo trắng, áo xanh xông pha trên những tuyến đầu chống dịch COVID-19 vẫn luôn in đậm trong tâm trí nhân dân dù đã 3 năm trôi qua, dù ngành y đã trải qua "cú trọng thương" do một bộ phận cán bộ hư hỏng, biến chất trước những chiếc phong bì. Bất chấp những "con sâu làm rầu nồi canh", trong mắt người dân, những lương y vẫn như từ mẫu; nghề thầy thuốc vẫn là một nghề đặc biệt, cao quý, xứng đáng được tôn vinh. Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2023), đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế trên toàn quốc cần được động viên nhiều hơn nữa cũng như vinh danh, tưởng thưởng xứng đáng. Nhưng thay cho những lời ngợi ca có cánh, những lẵng hoa chúc mừng tươi thắm, hãy dành cho họ ...

Món nợ với miền Tây

  Trần Hữu Hiệp VnExpress - Thứ sáu, 10/2/2023, 00:00 (GMT+7) Câu chuyện bên bàn trà của ông Hai Nghĩa với nhóm bạn già thường xoay quanh dòng xe cộ rồng rắn nhích từng chút một trên đường. Nhà ông Hai Nghĩa nằm ngay cạnh Quốc lộ 1, đoạn "thắt cổ chai" của Tiền Giang, một trong hai tỉnh miền Tây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối kết với TP HCM và miền Đông Nam Bộ. Từ thềm nhà mình, ngày nào ông Hai cũng thấy cảnh xe cộ húc vào đuôi nhau, nghe tiếng xe din dỉn chờ thoát nghẽn. Hơn 20 năm trước, khi tuổi ngoài 60, ông Hai đã  lặn lội sang Vĩnh Long , chứng kiến sự kiện lịch sử - khánh thành cầu Mỹ Thuận - cây cầu dây văng đầu tiên vượt sông Tiền. Hơn 10 năm trước, ông cùng mấy bạn già lại qua Cần Thơ xem khánh thành cây cầu thứ hai vượt sông Hậu. Nay tuổi đã ngoài 80, ông Hai Nghĩa đọc báo, xem đài, nghe các lãnh đạo Trung ương, địa phương hứa làm đường, xây cầu cho xứ này mà phấn khởi. Nhưng mấy ông già vẫn lo, chưa biết cầu, đường có chịu "chạy theo...

Ứng phó với thị trường biến động

  GIA BẢO Báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 1-2023 đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm xuống mức 1,7% trong năm 2023 (mức dự báo 6 tháng trước là 3%). Các chuyên gia WB khuyến cáo nhiều giải pháp để ứng phó với sụt giảm tổng cầu; trong đó, việc đẩy mạnh hợp tác thương mại xuyên biên giới để tận dụng các ưu đãi từ các FTA thế hệ mới, giảm bớt các rào cản với xuất nhập khẩu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư… để ứng phó với biến động thị trường. Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh thăm Nhà máy sữa Vinamilk tại Cần Thơ. Ảnh: M.HUYỀN Thách thức toàn cầu Theo báo cáo của WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 giảm 1,3 điểm phần trăm so với sự báo trước đó đã phản ánh việc thắt chặt chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, điều kiện tài chính xấu đi ở nhiều nền kinh tế và các căng thẳng địa chính trị gia tăng. Mỹ, khu vực đồng EURO và Trung Quốc đều trải qua thời kỳ suy yếu rõ rệt và hậu quả của nó làm trầm trọng thêm các...

Khi người đứng đầu nhận trách nhiệm

  Trần Hữu Hiệp 03-02-2023 - 13:35| Nói thẳng (NLĐO) - Việc Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi tự hạ bậc thi đua, nhận trách nhiệm người đứng đầu khi địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp trong năm qua đang tạo ra một tiền lệ đẹp. Thực trạng hiện nay đang nổi lên ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị là tâm lý cán bộ sợ sai, làm việc cầm chừng, chiếu lệ. Họ cứ thủng thẳng theo lối mòn, trong khi nhu cầu công việc đòi hỏi phải giải quyết nhanh. Kết quả là nhiều chương trình, dự án chậm trễ, giải ngân vốn đầu tư công nhỏ giọt, gây lãng phí. Nhiều cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy mặc tình để công việc ùn ứ, gây bức xúc trong dân, nhưng người đứng đầu thì vẫn được bình bầu, nhận lãnh các danh hiệu thi đua khen thưởng. Trong bối cảnh đó, mặc dù TP HCM đã đạt được những kết quả ấn tượng trong việc phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch COVID-19, nhưng Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đã tự hạ một bậc thi đua vì tỉ lệ giải ngân đầu tư công năm 2022 của thành phố chỉ...

Ðộng lực Tây Ðô: Cần cơ chế, chính sách đặc thù

  Trần Hữu Hiệp Báo Cần Thơ - 03/01/2022 - 19:41 Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 5-8-2020, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng nhiều văn bản của Trung ương đã xác định vai trò, vị trí trung tâm vùng ÐBSCL của thành phố này. Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, mang đặc trưng của một trung tâm đa chức năng, có sức thu hút, tác động lan tỏa đến các địa phương trong vùng. Cùng với TP Hồ Chí Minh, đô thị này là “2 nút kép” tạo ra không gian phát triển liên vùng, đồng thời là cửa ngõ ra biển Ðông của tiểu vùng Mekong. Một góc đô thị Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh: MỸ THANH Những năm qua, bộ mặt đô thị của Cần Thơ - Tây Ðô ngày càng sáng hơn, tăng trưởng đạt khá, vai trò trung tâm vùng ngày càng thể hiện rõ nét trên nhiều lĩnh vực: kinh tế - thương mại - du lịch, tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thông vận tải. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,...

Làm gì để giấc mơ xuất khẩu thủy sản 10 tỉ USD không xa vời?

  TRẦN HỮU HIỆP TTO - Mất 4 - 5 tháng đình trệ, duy trì sản xuất trong khó khăn trước đại dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn về đích, ước đạt 8,9 tỉ USD, tạo ra điểm sáng và đang hiện thực hóa giấc mơ 10 tỉ USD năm 2022. Chế biến cá tra xuất khẩu tại doanh nghiệp ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC Đặc biệt, đóng góp chủ yếu từ vùng ĐBSCL với xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỉ USD, thứ 3 thế giới và xuất khẩu cá tra ước đạt 1,54 tỉ USD, tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới. Thế mạnh về điều kiện tự nhiên vùng nuôi, năng lực khai thác, chế biến, xuất khẩu và dư địa gia tăng chuỗi giá trị các ngành công nghiệp chế biến sâu, tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao từ các nguyên liệu, phụ phẩm tôm, cá tra còn rất lớn.  Để giấc mơ thủy sản vươn xa, bền vững, không phải là tâm trạng trông chờ "thoát hiểm cuối năm" như hiện tại, còn phải làm nhiều việc hơn. Thực trạng yếu kém của chuỗi giá trị thủy sản nước ta nói chung và ngành tôm, cá tra nói riêng đã...

Để Cần Thơ thành đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

Trần Hữu Hiệp   SGGP - 06/01/2022 06:08 (GMT+7) Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV đang diễn ra, quyết định những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, trong đó có cơ chế đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Một góc thành phố Cần Thơ Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, mang đặc trưng của một trung tâm đa chức năng, có sức thu hút, tác động lan tỏa đến các địa phương trong vùng ĐBSCL. Cùng với TPHCM, Cần Thơ là “2 nút kép” tạo ra không gian phát triển liên vùng, đồng thời là cửa ngõ ra Biển Đông của tiểu vùng Mekong. Cần Thơ ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò trung tâm vùng, nhưng cũng đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, chức năng của một đô thị lớn chưa nổi trội. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, chưa thật sự trở thành hạt nhân liên kết và kết nối, tạo ra đột phá để thực sự trở thành trung tâm động lực cho cả vùng ĐBSCL. Nguyên nhân được nhận...

Bức tranh PCI vùng ĐBSCL

PCI VCCI - 17 THÁNG 5, 2021 Tính bình quân chung, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của vùng ĐBSCL tiếp tục đứng đầu so các vùng kinh tế cả nước. Tuy nhiên, thứ hạng có nhiều thay đổi, có tỉnh tăng điểm, thăng hạng nhưng cũng có tỉnh giảm điểm, xuống hạng mạnh. Bức tranh PCI vùng đất “Chín Rồng” gợi lên nhiều suy nghĩ. Thay đổi xếp hạng Giữa tháng 4-2021, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020. Đây là năm thứ 16 liên tiếp báo cáo PCI được VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố. Đối với vùng ĐBSCL, những tỉnh “tốp đầu” vẫn giữ vững điểm số và thứ hạng nhưng những tỉnh còn lại có nhiều xáo trộn. Theo bảng xếp hạng PCI năm 2020, sau tỉnh Quảng Ninh (đứng nhất năm thứ 4 liên tiếp), Đồng Tháp tiếp tục giữ vị trí thứ 2 với 72,81 điểm (đứng đầu ĐBSCL). Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL có thứ hạng tiếp theo, là: Long An (70,37 điểm, hạng 3), V...