Chuyển đến nội dung chính

Mơ làm giàu với cây lúa

Trần Hữu Hiệp

Tuổi Trẻ - 30/03/2023 09:39 GMT+7

Sinh ra và lớn lên ở vùng lúa gạo Tây Nam Bộ, từng làm tất cả công việc đồng áng, dù mấy mươi năm qua tôi đã rời gia đình đi học, đi làm nhưng anh em của tôi vẫn bám quê, sống bằng nghề nông trồng cây lúa.

Báo cáo xuất khẩu gạo năm 2022 của Bộ Công Thương cho rằng nông dân có lợi nhuận 100% khi giá thành sản xuất lúa bình quân là 3.219 đồng/kg, còn giá lúa là 6.650 đồng/kg. Thông tin này đang gây phản ứng trái chiều, nhất là với bà con trồng cây lúa. Nhiều người cho rằng đó là số liệu không đúng thực tế. Tôi cũng không tin.

Cây lúa có thật lên hương?

Nhiều năm qua, Bộ Tài chính đã từng công bố giá thành sản xuất lúa từng vụ, hằng năm theo đơn vị hành chính tỉnh ở vùng ĐBSCL, nhưng đó chỉ là số liệu tham khảo. Bởi ai cũng biết ranh giới hành chính tỉnh khi tính giá chỉ mang tính ước lượng. 

Giá thành công bố không sát thực tế vì chưa tính đúng, tính đủ các chi phí. Các cơ quan quản lý lấy giá lúa thời điểm thu hoạch trừ giá thành để công bố mức lãi 30-40% cho nông dân, xem là thành tích từ hiệu quả của ngành trồng lúa.

Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường đại học Cần Thơ về chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo cho thấy quy mô sản xuất lúa từ 3 ha/người trở lên mang lại lợi nhuận tối ưu. Mỗi năm người trồng lúa chỉ làm được hai vụ.

Với hiện trạng sản xuất lúa manh mún, bình quân khoảng 0,4ha/hộ, nông dân khó làm giàu nhờ cây lúa. Lãi 30% còn khó, nông dân kiếm lời đâu ra 100%?

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu ĐBSCL, cho rằng hạt gạo của nông dân bị "cắn chia làm tám phần" nên lợi nhuận bị teo tóp.

Bốn phần nông dân phải chi cho nhà băng do phải vay trước trả sau, lãi suất cao; cho nhà vật tư do phải mua chịu vật tư nông nghiệp đầu vụ, cuối vụ trả lãi cao, chiếm khoảng 65% chi phí; chi cho nhà mình do gánh nặng chi tiêu hằng ngày, các khoản đóng góp ở địa phương, chiếm khoảng 21% và hiếu hỉ nhà hàng xóm.

Phần thứ năm là nhà xuất khẩu gạo, thứ sáu là bình ổn giá tiêu dùng (CPI). Phần thứ bảy là nhiệm vụ ngoại giao trong chiến lược an ninh lương thực toàn cầu, lúa gạo là lợi ích mà nhiều nước luôn quan tâm trong đối ngoại, hợp tác và phần thứ tám là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Làm cây lúa với nông dân như "cây đòn gánh". Một đầu gánh nặng nguyên liệu, vật tư, phân bón, chi phí ngày càng cao; đầu kia là tiêu thụ bấp bênh, nguy cơ ách tắc. Người trồng lúa vừa gánh vừa bị lắc lư trong thế dễ ngã.

Nông dân hiện nay dù được trợ giúp bởi máy móc cơ giới nhưng trồng lúa vẫn là nghề vất vả, rất khó nói chuyện làm giàu được trong hiện tại. Cái cần là làm sao nông dân không bị mất mùa, trồng lúa như chơi trò may rủi, không chịu cảnh đầu ra bấp bênh, không phải gánh nặng nhiều chi phí.

Làm gì để nông dân làm giàu từ cây lúa? 

Những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hầu như không còn nông dân mà được thay bằng "doanh nhân nông nghiệp" với tư duy kinh doanh trên thương trường, có kiến thức quản trị, đưa cách nghĩ, cách làm, cách quản lý và cách kinh doanh của một doanh nhân vào đồng ruộng.

Lúa gạo Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế nếu chúng ta có một chiến lược khôn ngoan trước các đối thủ cạnh tranh. Về mặt sinh thái, môi trường, kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật canh tác, Việt Nam vẫn đang nắm giữ lợi thế. Chúng ta cần là sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu, thương hiệu hóa sản phẩm, tạo ra giá trị gia tăng gấp nhiều lần.

Tôi có niềm tin và mơ một ngày người trồng lúa tích hợp đa giá trị có thể làm giàu bằng nghề nông hiện đại. Nhưng lời giải cho bài toán lợi nhuận nông dân cần một sự tiếp cận đa ngành, yêu cầu đổi mới sáng tạo, phát triển nhiều hơn các chuỗi giá trị sau gạo, cần quy mô sản xuất lớn hơn, tăng cường liên kết chuỗi giá trị và doanh nhân hóa nông dân... là vấn đề cần quan tâm hơn là các báo cáo được tô hồng, phi thực tế.

https://tuoitre.vn/mo-lam-giau-voi-cay-lua-20230330082945971.htm

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn