Phụ nữ TPHCM - 27/03/2023 - 06:39
PNO - Yêu cầu thích ứng trước thay đổi của điều kiện tự
nhiên, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường… đang đòi
hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam không thể tự mình “đi riêng” mà phải tích hợp đa
giá trị.
Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm là tất yếu.
Tích
hợp đa giá trị là kết tinh tài nguyên bản địa với các kỹ thuật, công nghệ chế
biến tiên tiến và cả những bản sắc văn hóa - xã hội, tạo thành thương hiệu cho
sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tích hợp đa giá trị là xây dựng và phát triển
các mô hình kết nối hài hòa nông nghiệp truyền thống với các mô hình nông
nghiệp hữu cơ, thông minh, tuần hoàn, tạo ra giá trị gia tăng tối ưu trên một
đơn vị diện tích canh tác.
Nông
nghiệp được xác định là lợi thế, nền tảng bền vững để tích hợp đa giá trị. Nông
thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng, là không gian chính gắn kết và
phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực phát triển. Nông
dân là lực lượng lao động, là chủ thể chính trong nông nghiệp, nông thôn. Tích
hợp đa giá trị nông nghiệp đòi hỏi các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
phải được giải quyết đồng bộ.
Nông
nghiệp tích hợp đa giá trị vừa là yêu cầu, vừa là cách thức phát triển để hiện
thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
Do đó,
cần tập trung cho sản xuất lớn chứ không nhỏ lẻ như thời gian qua. Các mô hình
như mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa, liên kết nhà vườn, vùng nuôi thủy
sản… phải được chuyển đổi theo tư duy mới. Cánh đồng lớn ngày xưa chỉ được nhìn
ở không gian vật lý, giờ đòi hỏi tích hợp đa giá trị. Những giá trị, công nghệ
mới như số hóa, công nghệ viễn thám, tự động hóa, công nghệ sinh học, chế biến
sâu, thương mại điện tử, giá trị thương hiệu… phải được tích hợp vào trong sản
phẩm nông nghiệp.
Cần
xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển nông nghiệp
dựa trên lợi thế địa phương. Đầu tư có trọng điểm để phát triển các sản phẩm
chủ lực quốc gia, vùng miền và địa phương theo lợi thế tự nhiên, cơ sở hạ tầng,
trình độ khoa học, công nghệ gắn với thị trường tiêu thụ.
Chúng
ta cần thúc đẩy xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ
gìn văn hóa truyền thống, phát triển kinh tế nông thôn. Trên cơ sở đó, tạo ra
việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, hình thành đội ngũ nông dân
chuyên nghiệp, lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao.
Xây
dựng nền nông nghiệp đa giá trị đòi hỏi hoàn thiện, ban hành mới hàng loạt
chính sách có liên quan về khuyến khích đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao năng lực nông dân, chính sách đất đai, tài chính, tín dụng,
thuế, khoa học, công nghệ và thị trường; mở rộng các loại tài sản thế chấp vay
vốn, điều chỉnh cơ chế định giá theo thị trường cho các tài sản hình thành trên
đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và cả các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ,
thương hiệu.
Thực
tiễn đang đòi hỏi nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách, thể chế mới đáp ứng yêu
cầu xây dựng các mô hình tích hợp đa giá trị, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn
quá trình doanh nhân hóa nông dân. Cần nhiều hơn chính sách hỗ trợ nông dân,
đưa đào tạo nghề và lao động nông thôn vào thực chất trong quá trình chuyển đổi
nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị.
https://www.phunuonline.com.vn/nong-nghiep-tich-hop-da-gia-tri-a1488147.html
Nhận xét
Đăng nhận xét