Trần Hữu Hiệp
NLĐ - 07-08-2019
- 08:16
Tình
trạng ngập sâu trên đảo một phần do ảnh hưởng bão, mưa lớn kéo dài nhiều ngày,
song cần nghiêm túc nhận diện nguyên nhân chính để có giải pháp khắc phục
Mấy
ngày qua, gần như toàn bộ khu vực đô thị trên đảo Phú Quốc đều bị ngập, có nơi
sâu cả mét nước. Nhiều tuyến đường tại thị trấn Dương Đông, các xã Cửa Dương,
Cửa Cạn, Dương Tơ chìm trong nước. Buôn bán đình trệ, giao thông ách tắc, hàng
trăm hộ dân phải sơ tán, hàng ngàn người được huy động để hỗ trợ, khắc phục
tình hình.
Phát
triển nóng và hệ lụy
Tình trạng ngập sâu trên đảo một phần do ảnh hưởng cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Nhưng không cần những luận cứ khoa học, kết quả dự báo, nhận xét của người dân là rất đáng quan tâm: "Đừng đổ lỗi cho ông trời, trên đảo năm nào mà không có mưa nhưng sao trước đây không ngập mà nay hễ mưa là ngập!?". Cần nghiêm túc nhìn nhận nguyên nhân chính gây ngập lụt trên đảo để có giải pháp khắc phục trước khi quá muộn.
Chưa bao giờ đảo Phú Quốc ngập nặng như những ngày qua Ảnh: HOÀNG TUẤN |
Mấy
năm qua, Phú Quốc như một đại công trường thu hút rất nhiều dự án đầu tư tầm
cỡ. Lượng du khách tăng từ 25%-50% mỗi năm. Năm 2018 có khoảng 4 triệu du khách
đến đảo này, nhiều hơn gần 40 lần dân cư trên đảo.
Yêu
cầu phát triển không được phá rừng, bê-tông hóa đảo ngọc, đánh đổi môi trường
lấy dự án đầu tư. Nhưng trong thực tế, hoạt động kinh tế với cường độ cao đã và
đang phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm mất dần các "túi chứa nước" tự
nhiên bao đời nay trên đảo. Không gian trữ nước vốn là đất rừng, sông, suối tự
nhiên đã dần biến mất, nhường chỗ cho "đất vàng" các khu đô thị, dân
cư, các dự án du lịch hoành tráng từ hấp lực của các cơn sốt đất.
Ngay
cả khu đất rừng Bắc đảo vốn là lá phổi xanh của Phú Quốc cũng phải nhường một
phần diện tích cho các dự án du lịch. Quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, xây
dựng yếu kém, trật tự đô thị lộn xộn. Phát triển đảo chạy theo lợi ích trước
mắt, thiếu giải pháp đồng bộ. Hệ thống xử lý rác thải, nước thải, cấp nước trên
đảo quá tải, chưa được đầu tư. Các khu dân cư, đô thị vô tư xả thải bừa bãi,
cướp mất không gian của nước... Từ đó, ngập lụt là điều không tránh khỏi.
Bao
giờ thôi hết ngập?
Trong
khi đường sá, sân bay, bến cảng và nhiều dự án du lịch quy mô lớn được đầu tư
trên đảo, lưới điện quốc gia vượt biển, đường cáp quang ra đảo thì các dự án xử
lý rác thải, cấp, thoát nước vẫn ì ạch. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội,
dân cư và du khách tăng nhanh, huyện đảo đang đứng trước tình trạng khát nước
sạch, thừa nước ngập, đầy rác thải.
Tổng
nhu cầu cấp nước của Phú Quốc được xác định khoảng 70.000 m3/ngày vào năm 2020
nhưng hiện cả đảo chỉ mới có nhà máy cấp nước công suất 16.500 m3, lấy nước từ
hồ chứa Dương Đông dung tích 5 triệu m3. Dự án đầu tư hồ Cửa Cạn với dung tích
15 triệu m3, xây nhà máy cấp nước công suất 20.000 m3 được quy hoạch là hồ chứa
nước chính của huyện đảo nhưng nhiều năm qua chưa được đầu tư. Tương tự là các
dự án xử lý rác thải, nước thải sau nhiều năm kêu gọi vẫn đang xếp hàng trong
danh mục chưa biết bao giờ được đầu tư.
Trước tình trạng đảo ngập, cần thay đổi
"tư duy ngập nước" với các tính toán khoa học và thực tế. Cần
"khu biệt hóa" không gian trên đảo, ngoài vùng lõi phải triệt để chống
ngập bằng các giải pháp công trình, kiểm soát nghiêm trật tự xây dựng thì cần
giữ cho được vùng đệm và các "túi chứa nước" tự nhiên. Đó chính là diện
tích đất rừng, sông, suối để tạo không giaChống ngập cần những giải pháp công trình, kỹ thuật, cần
kiểm soát hệ thống cấp, thoát nước đồng bộ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là các
giải pháp kiểm soát công trình xây dựng và giải pháp phi công trình, giữ nghiêm
trật tự đầu tư xây dựng. Đảo ngập không chỉ vì thiên tai mà trực tiếp là do
nhân tai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhắc Phú Quốc phải giữ rừng, không "bê-tông hóa" đảo. Tình trạng ngập nước trên đảo xảy ra là một chỉ dấu phản chiếu tình hình bất ổn trong phát triển, bộc lộ những yếu kém trong quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng. Để khắc phục, cần tiến hành cuộc tổng rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất rừng trên đảo, bảo đảm trật tự xây dựng, bảo đảm các dự án đầu tư không chiếm đất mặt tiền bãi biển công cộng của người dân thành của riêng, kiên quyết xử lý, thu hồi, xóa bỏ các dự án đầu tư bát nháo.
Yêu cầu phát triển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững, hài hòa giữa kinh tế với thiên nhiên, môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. Đảo ngọc được kỳ vọng tạo ra một không gian xanh - sạch - đẹp kiểu mẫu, xứng đáng là điểm đến lý tưởng, chất lượng cao cho du khách trong tương lai, không thể là một đảo ngập trong hiện tại.
Lời
đáp cho câu hỏi "khi nào hết ngập?" không chỉ bằng cam kết "giữ
biển, giữ rừng, không bê-tông hóa" mà chính là kết quả của tư duy, quyết
tâm và hành động có trách nhiệm của con người với hòn đảo này trong tương
lai.
Xây
thêm hồ chứa nước
Ông
Phạm Văn Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, cho biết nguyên nhân dẫn đến
ngập lụt mấy ngày qua là do trong quá trình làm đường không tính toán cụ thể
nước ngầm và triền dốc nên bị ngập úng. Bên cạnh đó, do trong quá trình xây
dựng, người dân san lấp, lấn chiếm một số kênh rạch, suối khiến dòng chảy bị
thu hẹp, nước không thể thoát nhanh dẫn đến ngập úng.
Để
giải quyết vấn đề này, ông Nghiệp cho rằng trước mắt, khơi thông cống rãnh để
nước chảy ra biển, về lâu dài thì phải đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đồng
bộ, toàn diện trên toàn đảo. Hiện tại, hồ chứa nước Dương Đông đang trong tình
trạng quá tải. Huyện có chủ trương đầu tư một hồ chứa nước ở xã Cửa Cạn. Ngoài
ra, một doanh nghiệp cũng có văn bản xin tỉnh đầu tư xây dựng một hồ chứa nước
tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ.
H.Tuấn
Cà Mau
ban bố tình huống khẩn cấp
Thanh Hóa: Mưa lũ đã làm 7 người chết
Ngày
6-8, ông Khương Anh Tấn, Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, cho biết đến 17 giờ ngày 6-8, bão đã gây
thiệt hại cho tỉnh này ước khoảng 505 tỉ đồng. Đã có 7 người chết và 5 người bị
thương; 81 căn nhà thiệt hại hoàn toàn. Mưa lũ cũng cuốn trôi, làm chết 160 con
gia súc và hơn 2.000 con gia cầm...
https://nld.com.vn/thoi-su/dao-ngoc-thanh-dao-ngap-20190806220606836.htm
l
Chiều 6-8, UBND tỉnh Cà Mau đã ban bố quyết định về tình hình khẩn cấp sạt lở
đê biển Tây. Sáng cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cùng
đoàn công tác của UBND tỉnh đã đến thăm, hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ cho các gia
đình có nhà sập hoàn toàn ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Trước đó,
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp chính quyền các địa phương khẩn trương rà soát, tổ chức thăm hỏi, động
viên, hỗ trợ các trường hợp bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai gây ra
trên địa bàn, bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định. Không để người dân
bị đói và sống trong cảnh "màn trời chiếu đất".
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết đoạn đê xung yếu bị sạt lở nghiêm trọng có chiều dài khoảng 300 m ở đê biển Tây (thuộc xã Khánh Bình Tây) cơ bản đã xử lý xong. Các ngành chức năng vẫn duy trì lực lượng túc trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý. Về lâu dài, địa phương sẽ làm đê kè kiên cố.
Th.Tuấn - D.Nhân - V.Du
Nhận xét
Đăng nhận xét