GIA BẢO
Báo
cáo cập nhật Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) tháng
1-2023 đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm xuống mức 1,7% trong năm
2023 (mức dự báo 6 tháng trước là 3%). Các chuyên gia WB khuyến cáo nhiều giải
pháp để ứng phó với sụt giảm tổng cầu; trong đó, việc đẩy mạnh hợp tác thương
mại xuyên biên giới để tận dụng các ưu đãi từ các FTA thế hệ mới, giảm bớt các
rào cản với xuất nhập khẩu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư… để ứng phó
với biến động thị trường.
Bí thư
Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh thăm Nhà máy sữa Vinamilk tại Cần Thơ. Ảnh:
M.HUYỀN
Thách
thức toàn cầu
Theo báo cáo của WB,
tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 giảm 1,3 điểm phần trăm so với sự báo
trước đó đã phản ánh việc thắt chặt chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, điều
kiện tài chính xấu đi ở nhiều nền kinh tế và các căng thẳng địa chính trị gia
tăng. Mỹ, khu vực đồng EURO và Trung Quốc đều trải qua thời kỳ suy yếu rõ rệt
và hậu quả của nó làm trầm trọng thêm các “cơn gió ngược” đẩy các nền kinh tế
đang phát triển và mới nổi (EMDE) rơi vào tình thế khó khăn. Các chuyên gia WB
cho rằng, tình trạng suy thoái toàn cầu diễn ra trên diện rộng, ở hầu hết các
khu vực kinh tế trên thế giới. Tác động kép của tăng trưởng chậm, điều kiện tài
chính thắt chặt và nợ công gia tăng, suy yếu sâu hơn của các nền kinh tế lớn có
thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Tăng trưởng toàn cầu năm
2023 đạt tốc độ yếu nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Vì vậy, theo WB tăng trưởng
đầu tư vào thị trường EMDE dự kiến sẽ duy trì dưới tốc độ trung bình trong 2
thập kỷ qua. Các cú sốc gây tổn thương nhiều nhất lên các quốc gia phụ thuộc
vào thương mại và tài chính bên ngoài. Ðối với nền kinh tế Việt Nam, với độ mở
lên tới 200% GDP, nên dễ tổn thương hơn trước tác động từ bên ngoài.
Theo báo cáo của WB,
tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2022 ở mức 4% và có thể giảm còn 1,6% vào
năm 2023. Ðây là do tác động của việc phục hồi yếu và không đồng đều của các
nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Thương mại hàng hóa dự kiến sẽ giảm do nhu
cầu yếu và xu hướng tiêu dùng dần chuyển sang dịch vụ; điều này có thể kéo theo
rủi ro tắc nghẽn chuỗi cung ứng mới. Bên cạnh đó, việc bảo hộ thương mại gia
tăng ở nhiều quốc gia có thể làm tăng chi phí thương mại và làm chậm tăng
trưởng thương mại. Lạm phát ở mức cao trong suốt năm 2022 và chưa có dấu hiệu
hạ nhiệt ở tháng đầu năm 2023. Nhiều lo ngại tác động kép của lạm phát tăng,
lãi suất ở mức cao, nguy cơ rạn nứt chuỗi cung ứng mới… sẽ tạo áp lực lớn đến
nhiều nền kinh tế, nhất là đối với các quốc gia nghèo, đang phát triển.
Với các dự báo về nhu
cầu toàn cầu có thể giảm, WB cũng khuyến cáo các quốc gia cần hợp tác mạnh hơn
để tăng thương mại xuyên biên giới. Ðồng thời có những chính sách để đa dạng
hóa sản phẩm và thị trường, tạo thuận lợi cho tiếp cận tài chính, giảm bớt các
rào cản thương mại nhằm tận dụng tối đa các cơ hội thị trường. Trong điều kiện
nguồn lực có hạn, các chính sách vĩ mô cần tập trung có trọng điểm, tránh lãng
phí trong đầu tư; chính sách hỗ trợ phải đúng đối tượng, nhất là đối với khu
vực kinh tế tư nhân.
Cần
tận dụng tối đa các cơ hội
Các chuyên gia WB cũng
khuyến cáo, trong thời gian tới cần có những nỗ lực khẩn cấp toàn cầu để giảm
thiểu các rủi ro do suy thoái kinh tế và nợ công gia tăng ở các quốc gia EMDE.
Các nhà hoạch định chính sách cần phải đảm bảo rằng bất kỳ hỗ trợ tài chính nào
đều tập trung vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; kết hợp chặt chẽ, linh hoạt
chính sách tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát, giảm bớt các rủi ro. Trong
các thách thức và rủi ro vẫn có nhiều cơ hội để các quốc gia tận dụng, chuyên
gia WB cho rằng, trước bối cảnh thương mại suy yếu do nhu cầu tiêu dùng giảm
thì việc tận dụng tối đa các cơ hội từ những FTA thế hệ mới nhằm giảm các tác
động tiêu cực từ bên ngoài là giải pháp hiệu quả.
Thực tế các tháng cuối
năm và tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu đã có dấu hiệu giảm, chậm lại do nhu
cầu tiêu dùng các quốc gia giảm, chính sách bảo hộ thương mại gia tăng đã tác
động mạnh đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhận định về khó
khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Nguyễn Chí Thảo, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Cần Thơ (CBA), cho biết: Mặc dù có nhiều khó khăn
trong các tháng cuối năm 2022, nhưng đa số doanh nghiệp đều chủ động và xây
dựng chiến lược kinh doanh ổn định cho mình. Còn hiện nay, thị trường xuất khẩu
sụt giảm là khó khăn chung của các doanh nghiệp, chính sách thắt chặt tín dụng,
lãi suất cho vay cao, tiêu thụ hàng hóa chậm… Và một số doanh nghiệp thành viên
của CBA cũng đang gặp khó khăn về vốn, thị trường. CBA thường xuyên theo dõi
các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt tình hình và phối hợp với sở ngành địa
phương, lãnh đạo thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cũng tích cực triển khai nhiều giải pháp tìm kiếm thị trường mới
và ổn định thị trường trong nước để đảm bảo các mục tiêu phát triển.
TS Trần Hữu Hiệp, Chuyên
gia kinh tế, cho rằng, đối với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam dễ chịu
tác động tức thời khi thị trường thế giới biến động. Việt Nam là một trong 15
quốc gia xuất khẩu tốp đầu thế giới, nên thị trường thế giới tích cực hay tiêu
cực đều tác động đến tăng trưởng kinh tế. Thách thức toàn cầu đang diễn biến
khó lường, “di chứng COVID-19” vẫn còn, nội tại nền kinh tế còn nhiều hạn chế,
khó khăn chưa giải quyết dứt điểm; doanh nghiệp năng lực tài chính yếu và ứng
phó với các biến động còn nhiều lúng túng… Vì vậy, chính sách phục hồi và phát
triển kinh tế không thể dàn đều mà cần tập trung cho các ngành, lĩnh vực cho
thế mạnh, chú trọng vào các doanh nghiệp có khả năng chuyển biến nhanh trước
tác động để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, tìm kiếm và mở rộng thị
trường mới. Song song đó, cần củng cố và phát triển kênh tiêu dùng nội địa,
tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, giữ vững thị trường
truyền thống.
https://baocantho.com.vn/ung-pho-voi-thi-truong-bien-dong-a156789.html
Nhận xét
Đăng nhận xét