Trần Hữu Hiệp
NLĐ - 13-04-2020
- 09:30
Văn
phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi
hình thức đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ hợp tác công - tư (PPP)
sang đầu tư công.
Cùng
với công trình cầu Mỹ Thuận 2, đây là các dự án thành phần thuộc trục đường bộ
cao tốc Bắc - Nam, là những mắt xích quan trọng nối liền TP HCM - trung tâm
kinh tế lớn nhất nước và TP Cần Thơ. Đây cũng là gạch nối quan trọng đưa đường
cao tốc Bắc - Nam kéo dài đến với vùng trũng giao thông ĐBSCL.
Cần sớm đưa vào vận hành toàn tuyến TPn HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ để phát triển tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.. Ảnh: NLĐ |
Trên
tuyến cao tốc kết nối TP HCM - ĐBSCL hiện hữu, chỉ mới có đoạn TP HCM - Trung
Lương được đưa vào khai thác có thu phí; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đầu tư
theo hình thức BOT, có phần vốn hỗ trợ từ ngân sách, đang thi công và dự kiến
hoàn thành vào năm 2021. Đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được Bộ Giao thông Vận
tải (GTVT) phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2017 với tổng
mức đầu tư gần 4.800 tỉ đồng, theo hình thức PPP.
Trong
khi cả nước có hơn 1.000 km đường cao tốc, nhiều nơi đường tốt nhưng ít phương
tiện giao thông thì vùng trọng điểm nông nghiệp ĐBSCL nối liền trung tâm lớn
nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có 40 km đường cao tốc TP HCM -
Trung Lương.
Mặc dù
không gian kinh tế liên vùng này đóng góp cho cả nước khoảng hơn 70% ngân sách
và hơn 60% GDP hằng năm nhưng theo báo cáo của Bộ GTVT, vốn đầu tư công cho hạ
tầng giao thông ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 chỉ chiếm khoảng 12,2%, giai đoạn
2016-2020 chiếm khoảng 15,5% cả nước.
Mức
đầu tư thấp đã làm cho xuất phát điểm của vùng ĐBSCL thấp kém, ngày càng tụt
hậu xa. Hệ thống giao thông đường bộ của vùng này quá yếu kém, tạo ra các nút
thắt cổ chai gây bức xúc kéo dài nhiều năm qua.
Trong
điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, cần xã hội hóa đầu tư nhưng mặt trái của
các phương thức đầu tư BOT giao thông đang gạo ra gánh nặng cho phát triển
vùng.
Miền
Tây là khu vực có mức độ dày đặc các trạm thu phí BOT. Hơn 10 trạm thu phí đã
và đang triển khai tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Cần
Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Trong đó, có những
trạm thu phí bị phản ứng gay gắt thời gian qua như Cai Lậy (Tiền Giang), T2,
Quốc lộ 91 (TP Cần Thơ). Trong đó, một số trạm không bảo đảm khoảng cách tối
thiểu 70 km. Nhiều người bức xúc khi trạm thu phí chặn ngang tuyến đường huyết
mạch mà người dân, doanh nghiệp không có đường khác để chọn; đi một đoạn trả
tiền suốt tuyến, thu phí tuyến chính gắn với tuyến tránh mà phương tiện người
dân không đi qua.
Thực
trạng trên không chỉ tác động đến người tham gia giao thông mà doanh nghiệp
cũng phải è cổ gánh thêm mức tăng giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, làm
giảm sức cạnh tranh, đặc biệt là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp bị "móc túi" vì phải trả thêm mức phí do giá thành tăng. Môi
trường đầu tư vùng ĐBSCL vốn bị xem là "vùng trũng" về nhiều mặt, vì
vậy mà còn kém hấp dẫn hơn.
Việc
thông tuyến cao tốc TP HCM - Cần Thơ bằng những gạch nối quan trọng: đoạn cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2 và đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ là một
dấu son trên bức tranh giao thông đường bộ của đồng bằng sông Cửu Long, mở nút
thắt cổ chai tại đoạn tuyến Tiền Giang nhiều năm qua.
Việc
Thủ tướng giao Bộ GTVT chuyển đổi dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ
hình thức PPP sang đầu tư công và áp dụng cơ chế như các dự án cao tốc Bắc -
Nam không chỉ đơn thuần là thủ tục chuyển nguồn vốn mà còn trút bớt gánh nặng
cho doanh nghiệp, người dân và các địa phương trước những tác động nặng nề của
thiên tai, dịch bệnh để phát triển.
https://nld.com.vn/thoi-su/doi-hinh-thuc-dau-tu-dan-nhe-ganh-20200412190333871.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét