Nguyễn Cẩm-Thanh Hoa
Báo Phụ nữ TPHCM - 25/05/2023
- 06:24
PNO - Món gỏi gà măng cụt hiện đang tạo ra cơn sốt tiêu
dùng trong nước. Trước đó, nhiều sản phẩm được sáng tạo từ nông sản như bánh mì
thanh long, cá ba sa ăn liền, bún mì từ dưa hấu cũng từng tạo “sốt” và trở
thành sản phẩm xuất khẩu. Làm sao để những mặt hàng tương tự “sống” được lâu
dài?
|
||
|
Câu
chuyện “gỏi gà măng cụt”
Những
ngày qua, người người đua nhau mua măng cụt xanh về chế biến món gỏi gà măng
cụt ăn thử; hàng quán đua nhau đưa món này vào thực đơn. Lượng khách du lịch
đến các nhà vườn trồng măng cụt ở phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình
Dương cũng tăng vọt. Một số cơ sở kinh doanh còn đăng tin tuyển gấp người gọt
măng cụt xanh với mức tiền công từ 300.000-600.000 đồng/ngày. Giá măng cụt xanh
đang bị đẩy lên 85.000 đồng/kg trong khi giá măng cụt chín chỉ 50.000-70.000
đồng/kg.
Món
gỏi gà măng cụt vốn có từ rất lâu ở phường Lái Thiêu nhưng nay bỗng thành cơn
sốt là do 1 tiktoker (người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội TikTok) nổi
tiếng chia sẻ với cộng đồng sau khi thưởng thức món ăn này. Khi món ăn này trở
thành cơn sốt, nhiều youtuber, tiktoker người Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đăng các
video đánh giá và nhận được những bình luận “muốn được 1 lần ăn thử” của khán
giả Hàn Quốc, Nhật Bản.
Trước
đó, vào tháng 1/2022, sau khi được một số tiktoker nổi tiếng đăng video đánh
giá, trà mãng cầu xiêm cũng tạo thành xu hướng, trào lưu (trend) tìm kiếm, tiêu
dùng; giá trái mãng cầu xiêm từ 20.000-30.000 đồng/kg bỗng tăng gấp 3 lần.
Ông
Nguyễn Ngọc Luận - nhà sáng lập thương hiệu cà phê sầu riêng, cà phê khoai môn
Meet More - cho rằng, sản phẩm sáng tạo từ nông sản dễ lên “tốp thịnh hành” nhờ
các video chia sẻ của những người nổi tiếng trên mạng xã hội. Thế nhưng, các
sản phẩm này lên nhanh và xuống cũng nhanh. Tình trạng này từng xảy ra với
nhiều sản phẩm, từ những món chế biến đơn giản như trà chanh “chém gió”, xoài
lắc, khoai lang lắc đến những món chế biến sâu hơn như bánh mì thanh long, bún
dưa hấu.
3-4
năm trước, Công ty cổ phần Gò Đàng cũng từng có các sản phẩm cá ba sa ăn liền
lên cơn sốt, như cá ba sa phi lê, cá ba sa tẩm bột chiên, snack da cá ba sa.
Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng giám đốc công ty này - cho biết, nhờ hiệu ứng truyền
thông mà việc tiêu thụ các sản phẩm trên rất tốt, kể cả khi đang có dịch
COVID-19. Tuy nhiên, ông thừa nhận: “Khi sản phẩm nào đó mới xuất hiện, người
tiêu dùng cũng tò mò, muốn dùng thử nhưng khi sản phẩm phổ biến hơn, sự hào
hứng của người tiêu dùng giảm dần và qua đi”.
Phải
đầu tư dài hơi, cải tiến liên tục
Theo
ông Nguyễn Văn Đạo, khi quyết định cho ra đời sản phẩm mới, công ty dành hết
tâm huyết nghiên cứu, sáng tạo nhưng không thể đánh giá được khả năng, mức độ
tiêu thụ sản phẩm. Có những sản phẩm được chào đón nhiệt liệt trong giai đoạn
đầu nhưng sau đó ế ẩm; ngược lại, có những sản phẩm ban đầu tiêu thụ chậm nhưng
càng ngày càng hút khách. Việc một sản phẩm thu hút khách trong bao lâu phụ
thuộc vào thương hiệu, chất lượng sản phẩm và sự cải tiến sản phẩm liên tục cả
về chất lượng lẫn mẫu mã, bao bì.
Còn
theo ông Nguyễn Ngọc Luận, tình trạng “lên nhanh, xuống nhanh” của một số sản
phẩm chế biến từ nông sản thời gian qua là do đa phần người kinh doanh không
nghiên cứu kỹ thị trường hoặc làm theo cảm tính, chạy theo trào lưu, không có
chiến lược đầu tư dài hơi. Ông dẫn chứng, sản phẩm của công ty ông đã đạt OCOP
(chứng nhận của chương trình quốc gia “Mỗi xã 1 sản phẩm”) 4 sao, xuất khẩu đi
nhiều nước nhưng đến nay, vẫn chưa có lợi nhuận do phải đầu tư công nghệ liên
tục để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Ông
Nguyễn Đình Tùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam - đánh giá cao các
sản phẩm sáng tạo nhưng theo ông, nhà sản xuất cần phải đầu tư nghiên cứu để
chúng được tiêu thụ bền vững chứ không nên chỉ nhằm giải cứu nông sản hay tạo
cơn sốt nhất thời. Nếu làm hời hợt thì sau này, doanh nghiệp có tạo ra nhiều
sản phẩm độc, lạ khác với chất lượng tốt, người tiêu dùng cũng không hào hứng
đón nhận như sản phẩm ban đầu.
“Bánh
mì thanh long hay bún dưa hấu tạo ra câu chuyện truyền thông rất tốt trong thời
gian đầu nhưng dần bị quên lãng. Tôi nghĩ, việc sáng tạo sản phẩm cần bài bản
hơn và duy trì ổn định, từ đó giúp ngành nông nghiệp và ngành thực phẩm phát
triển” - ông nói.
Cần
chính sách sáng tạo cho sản phẩm sáng tạo
Sở hữu
sản phẩm snack da cá trứng muối tạo cơn sốt từ tháng 10/2021 đến nay, bà Phan
Thụy Minh Tú - nhà sáng lập, điều hành Công ty TNHH Cheer Up - cho biết, sau
lần được ăn thử da cá trứng muối của Singapore, bà tìm hiểu công thức và linh
hoạt điều chế cho phù hợp với khẩu vị của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam,
như dùng gia vị xốt đi kèm. Với giá bán 49.000 đồng/gói 50g, 99.000 đồng/gói
100g, trong 1 tuần đầu ra mắt, công ty đã bán được hơn 200kg sản phẩm.
Bà cho
hay: “Để duy trì sức hút của sản phẩm, chúng tôi luôn ghi nhận góp ý của khách
hàng và điều chỉnh khẩu vị cho phù hợp. Do đó, với sản phẩm snack da cá trứng
muối, chúng tôi tạo ra những dòng sản phẩm mới với vị xốt cay, chua, ngọt, béo.
Công ty đẩy mạnh phân phối sản phẩm qua nhiều kênh trực tiếp, online, đạt doanh
thu khoảng 1,8 tỉ đồng/năm và đặt mục tiêu tăng doanh số lên 50% trong năm
nay”. Bà cho biết thêm, ngoài sản phẩm mặn, công ty còn sản xuất thêm sản phẩm
da cá trứng muối chay, ra thêm sản phẩm nhãn sấy dẻo, xoài sấy dẻo.
Theo
ông Nguyễn Văn Đạo, sức tiêu thụ snack da cá ba sa của công ty ông bị suy giảm
do sản phẩm khó cạnh tranh về giá với các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể nên
Công ty cổ phần Gò Đàng đẩy mạnh sản phẩm cá ba sa chế biến sâu để xuất khẩu.
Hiện công ty có hơn 50 sản phẩm xuất khẩu sang các nước với sản lượng khoảng
40.000 tấn/năm và mục tiêu năm nay là tăng sản lượng lên 20%.
Theo
lãnh đạo các doanh nghiệp, cái khó nhất khi phát triển sản phẩm nông nghiệp
sáng tạo ở thị trường Việt Nam là không có sự hỗ trợ của các ban, ngành và
người tiêu dùng. Ông Nguyễn Ngọc Luận nêu ví dụ, khi mang những sản phẩm đạt
chuẩn OCOP 4 sao ra triển lãm ở hội chợ thì chúng không khác biệt gì với sản
phẩm bình thường, nên người tiêu dùng không biết đó là sản phẩm OCOP. Người
tiêu dùng không quan tâm mấy đến ý nghĩa của danh hiệu “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” và các doanh nghiệp cũng đua nhau dán logo “Hàng Việt Nam chất lượng
cao” lên các sản phẩm kém chất lượng.
Theo
ông Nguyễn Ngọc Luận, sự nhập nhèm chất lượng, nhãn hiệu, cộng với chi phí tiếp
thị (marketing) trong nước cao hơn thị trường nước ngoài khiến không ít doanh
nghiệp chọn chinh phục thị trường quốc tế trước, khi có tên tuổi mới quay về
chinh phục sân nhà.
Ông
cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa các sản phẩm nông nghiệp sáng tạo
vào chiến lược phát triển ngành nghề địa phương, có chiến lược hỗ trợ nhà sản
xuất như cho vay vốn dài hạn để đầu tư máy móc, thiết bị, đồng thời hỗ trợ về
truyền thông để người dân biết đó là sản phẩm sáng tạo, có chất lượng cao, có
lợi cho nông dân, cho nền kinh tế. Việt Nam có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” thì cũng có thể vận động “Người Việt Nam dùng sản phẩm
sáng tạo chất lượng cao”.
Giáo sư, tiến sĩ
Võ Tòng Xuân - nguyên
Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ Lập trung tâm liên kết để tiêu thụ sản phẩm sáng tạo Bánh tráng cua là một trong những sản phẩm nông nghiệp
sáng tạo ở tỉnh Cà Mau, được làm từ cua tươi trộn với bột. Những sản phẩm
sáng tạo kiểu này, cũng như sản phẩm có chứng nhận OCOP nói chung có tầm ảnh
hưởng, mức độ phổ biến hẹp nên chưa phát triển mạnh. |
Tiến sĩ Đặng Kim
Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, phát
triển nông thôn Phải tổ chức sản xuất, kinh doanh bài bản Người Việt Nam rất giỏi, có nhiều cố gắng trong sản xuất
nông nghiệp. Những sản phẩm tạo thành cơn sốt thị trường trong thời gian qua
cho thấy sự sáng tạo của người Việt Nam là không giới hạn. Vậy tại sao những
sản phẩm đó không phát triển trên diện rộng và lâu dài? Câu chuyện này cho
thấy điểm yếu của Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh nói chung, trong lĩnh
vực nông nghiệp nói riêng. |
Tiến sĩ Trần Hữu
Hiệp - chuyên gia kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long Cần hướng tới giá trị chứ không phải sản lượng Truyền thông ngày nay có tác động rất lớn đến tâm lý tiêu
dùng. Đây là điều rất cần để phát triển sản phẩm nông nghiệp sáng tạo. Tuy
nhiên, đã gọi là xu hướng (trend) thì sẽ luôn thay đổi. Do đó, muốn bền vững
thì không thể chỉ dựa vào xu hướng, truyền thông, sự sáng tạo mà cần cả một
quá trình xây dựng thương hiệu, bao gồm đầu tư vào quá trình sản xuất, chế
biến, phân phối sản phẩm. |
Nhận xét
Đăng nhận xét