Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tự do và chủ nghĩa xã hội

VŨ NGỌC HOÀNG Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thanh Niên Online, ngày  18/01/2016   Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN. Quyền được thông tin Cần làm rõ 'quyền tự do báo chí của công dân'! Người Pháp cân nhắc lại tự do ngôn luận 1. Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Tự do và bình đẳng là cặp đôi cùng tồn tại. Khôn

Cần Thơ đột phá phát triển công nghiệp

HÀM LUÔNG Thứ sáu, 01/01/2016, 09:34 (GMT+7) Đứng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thành phố Cần Thơ đã và đang tập trung mọi nguồn lực phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Thành phố công nghiệp Từ năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45 “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó xác định Cần Thơ phải phấn đấu để trở thành đô thị loại 1 trước năm 2010 và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Qua hơn 10 năm phát triển, diện mạo thành phố công nghiệp của Cần Thơ đã dần hình thành nhưng chưa rõ nét. Quá trình chuyển dịch cơ cấu khá nhanh từ khu vực 2 sang khu vực 3 của thành phố Cần Thơ từ sau năm 2010, về cơ bản cho thấy đã chuyển sang giai đoạn hoàn thiện công nghiệp hóa. Tuy nhiên, nếu đối chiếu các chỉ tiêu về GDP/người, tỷ trọng công nghiệp chế tác, lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa... so với bộ t

Hội nhập: Câu chuyện “Sân bóng” và “đội bóng”

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, gày 01/01/2016 ĐBSCL là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, có địa bàn nông thôn rộng lớn, lực lượng nông dân đông đảo, là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Năm 2016 mở ra cho giai đoạn 5 năm kế hoạch 2016-2020, sau ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII, nước ta hướng đến mục tiêu “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Tiếp nối kỳ tích của 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đang cần “động lực mới” để chủ động hội nhập, cạnh tranh, vượt qua thách thức. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế khi nước ta chính thức là thành viên TPP, FTA, AEC… các “sân chơi toàn cầu” không tạo ra chiến thắng mà nó phụ thuộc vào cách chơi, sức chơi của “đội bóng” - nông nghiệp ĐBSCL hơn là lợi thế từ các sân chơi lớn mang lại. Thành tựu, điểm yếu và thách thức mới 3 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, ĐBSCL đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo ra diện mạo mới của vùng, nhất là những thành tựu tro

Nông thôn mới ở ĐBSCL: DIỆN MẠO MỚI, NHƯNG ĐÍCH ĐẾN CÒN PHÍA TRƯỚC

Trần Hữu Hiệp Báo Cần thơ, thứ năm, 24/12/2015 Điều kiện khó khăn, kinh tế vùng chủ yếu là nông nghiệp, địa bàn nông thôn rộng khắp, lực lượng nông dân đông đảo, nguồn lực trong dân hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách hạn hẹp; sản xuất nông nghiệp bấp bênh, hiệu quả thấp, doanh nghiệp nông thôn nhỏ bé, kết nối cung - cầu nông sản bất cập… Đó là những "điểm nghẽn" của hầu hết các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Giải quyết các vấn đề trên phải trả lời câu hỏi đầu tiên, tiền đâu? Nguồn lực vật chất nào bên cạnh động lực tinh thần xây dựng NTM? Làm gì để khơi thông dòng vốn cho nông thôn, phát huy sức dân? Đó là những câu hỏi lớn không dễ có lời giải. Nhưng bài học từ thực tiễn cho thấy sự năng động, sáng tạo, vượt khó, huy động sức dân và nhiều kinh nghiệm quý trong của vùng này cần được tiếp tục phát huy sau 5 năm - chặng đường đầu tiên của công cuộc xây dựng NTM. Diện mạo mới Sau 5 năm xây dựng NTM, ĐBSCL đã xuất hiện nhiều

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐE DỌA ĐBSC - Phóng sự của VTC16

Đường vào Mỹ của cá tra sau năm 2017

Trung Chánh TBKTSG, thứ Sáu,  18/12/2015 (TBKTSG) - Đạo luật Nông trại (Farm Bill) của Mỹ sẽ đưa đến những thay đổi gì và thách thức nào đối với ngành cá tra Việt Nam sau năm 2017? TBKTSG trao đổi với các chuyên gia, doanh nghiệp: ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) và ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng. TBKTSG: Đạo luật Nông trại của Mỹ (thiết lập quy trình giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến đối với các loài cá da trơn nhập khẩu theo tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn mà Mỹ đang áp dụng, trong đó có cá tra và cá ba sa của Việt Nam) đã được phía Mỹ ban hành từ tháng 2-2014. Từ đó đến nay, vì sao chúng ta không chủ động chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ mà đợi đến khi Mỹ đưa ra mốc thời gian thực thi cuối

Đất và người đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 06/12/2015 kỷ niệm 70 năm  báo NNVN Tôi làm thơ, viết bài đăng báo, tạp chí khá sớm, từ khi còn là học sinh trung học hơn 33 năm trước và hiện đang là cộng tác viên của hơn 10 tờ báo, tạp chí Trung ương, địa phương. Bài đầu tiên của tôi trên Báo Nông nghiệp Việt Nam cách đây 18 năm, nhưng tôi mới thật sự gắn bó thường xuyên với tờ báo ngành này khoảng 9 năm qua với vai trò bạn đọc thân thiết và cũng là bạn viết. Dù bài của tôi trên báo Nông nghiệp VN không nhiều so với báo khác, nhưng điểm lại hơn 5.000 bài báo của mình, mới phát hiện ra, đa số là bài viết của tôi dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về đồng bằng sông Cửu Long. Ngẫu nhiên, tờ báo ngành trở nên gần ngũi với đời sống, công việc của tôi, trở thành kênh thông tin 2 chiều bổ ích. Qua đó là cơ hội tốt để tôi có thể trao đổi, chia sẻ, bày tỏ những vấn đề của cuộc sống gắn với công ăn, việc làm của người nông dân đồng bằng. Với tôi, viết báo cũng như tậ

Gà công nghiệp Pháp đổ bộ

Báo Pháp luật TPHCM, ngày 13-12-2015 (PL)- Hiện nay tại một số siêu thị như Big C (Hoàng Văn Thụ), Maximark   (Cộng Hòa) thịt gia súc ngoại nhập có bò Úc, bò Mỹ. TIN LIÊN QUAN   Khoai lang sôcôla, cháo...phục vụ 'thượng đế' dịp tết   TP.HCM công bố địa điểm bán thực phẩm VietGAP   Mô hình trồng rau VietGap khép kín của Vingroup   Mua thịt heo sạch ở đâu? Riêng thịt gia cầm nổi lên thịt gà Pháp Le Boucher do Công ty TNHH Le Boucher (Long An) sản xuất và phân phối. Tuần trước đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết sau khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp thì các mặt hàng này chính thức được nhập vào Việt Nam và trước mắt là thịt bò đông lạnh sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam. Thường thịt được nhập từng tảng lớn, xẻ ra từng mảng mà dán tem chứng nhận không xuể. Ảnh: T.U Thịt heo truy xuất nguồn gốc bằng mã code Để tiến xa hơn nữa, mang đến cho NTD những sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, khoảng tháng 6-2016, Vissan sẽ cho ra thị