Trần Hữu Hiệp
Báo Phụ nữ
TPHCM - 21/07/2023 - 06:37
PNO -
Dự tính, lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ tăng 0,4 triệu tấn, trong khi nhu cầu
nhập khẩu gạo của các thị trường dự báo tăng 1 triệu tấn so với năm ngoái.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu gạo là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cả nước. Mọi chỉ số xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023 đều tăng, gồm lượng gạo, giá trị thu về, giá bán bình quân mỗi tấn. Dự tính, lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ tăng 0,4 triệu tấn, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường dự báo tăng 1 triệu tấn so với năm ngoái.
Thủ
tướng Chính phủ vừa có Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 3/7/2023 về việc tăng cường
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo với hàng
loạt đầu việc, biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài, giao việc cụ thể cho
các bộ, các lãnh đạo địa phương, hiệp hội.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn còn những
khó khăn, hạn chế, như chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn;
công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng; sự
cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo; giá cả đầu vào tăng cao, lợi
nhuận của người trồng lúa còn bấp bênh.
Độ khó
và mức độ cạnh tranh trên thương trường ngày càng lớn. Thách thức cạnh tranh
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ngày càng cao; trách nhiệm của cơ quan
hoạch định cơ chế, chính sách, pháp luật, định ra quy chuẩn, tiêu chuẩn chất
lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng lớn.
Điều
này đòi hỏi có tư duy chiến lược cho chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, từ đầu
vào, tổ chức sản xuất, phát triển hệ thống sau thu hoạch, công nghiệp chế biến,
hậu cần (logistics) đến tiêu thụ, chứ không “chặt khúc” cho xuất khẩu
gạo.
Thị
trường gạo nội địa có 100 triệu dân, tiêu thụ gấp 3 lần lượng gạo xuất khẩu với
đòi hỏi ngày càng cao, cần được “chăm sóc” chu đáo. Mặt khác, gạo cũng là
nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến lương thực, thực phẩm và là đối tượng để
phát triển các sản phẩm đổi mới, sáng tạo, chế biến sâu sau gạo.
Tăng
trưởng xuất khẩu gạo hiện nay cần được xem là tín hiệu thị trường. Không nên
dựa vào đó chỉ để định vị thị trường xuất khẩu gạo mà cần định vị và chuyển đổi
ngành hàng lúa gạo theo hướng phát triển bền vững. Điều này là phù hợp với
Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và Chiến lược phát triển thị
trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Yêu
cầu xuyên suốt là chuyển từ ngành sản xuất sang phát triển nền kinh tế nông
nghiệp; từ phạm vi sản xuất nông nghiệp sang tích hợp đa ngành dịch vụ, công
nghiệp; từ đơn giá trị nông sản sang tích hợp sản phẩm đa giá trị; từ tập trung
hỗ trợ người sản xuất sang hỗ trợ tất cả các tác nhân trong chuỗi giá
trị.
Cần
quan tâm xuất khẩu gạo bền vững, giảm về lượng và tăng về chất, duy trì sự ổn
định, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng
cao và các sản phẩm chế biến từ gạo, góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa
với giá có lợi cho nông dân, nâng cao thu nhập của người nông dân, đảm bảo an
sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Cần
tiếp tục thương mại hóa ngành sản xuất lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hóa chuỗi
giá trị hạt gạo, bao gồm đổi mới thể chế, cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày
càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững hơn,
với môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Cần
tiếp tục thực thi nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng chuỗi giá trị
lúa gạo hoàn chỉnh. “Lúa gạo digital” cần các chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ
các tác nhân tham gia quy trình trong mối quan hệ gắn bó công nghệ, thị trường,
lợi ích.
Tăng
trưởng xuất khẩu gạo là cần, vị thế của một cường quốc thế giới về xuất khẩu
gạo là cần, nhưng những giá trị mà ngành kinh tế này mang lại vẫn quan trọng
hơn.
https://www.phunuonline.com.vn/dinh-vi-hat-gao-khi-cua-xuat-khau-dang-rong-mo-a1496902.html
Nhận xét
Đăng nhận xét