Trần Hữu Hiệp
Báo Giao thông - 08/11/2021
06:01
Thực
tiễn đòi hỏi phải chuyển từ chống dịch bị động sang chủ động hơn bằng cách mở
cửa khôi phục và phát triển sản xuất, dịch vụ.
Và để đảm bảo liên thông
mạch máu nền kinh tế, vai trò “đi trước mở đường” của giao thông là đặc biệt
quan trọng.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc dự kiến sẽ đón khách du lịch trong tháng 11 (Ảnh minh họa)
Cùng với các phương thức
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển,
thì hàng không với nhiều ưu thế vượt trội về tốc độ, tiện ích thời gian và tính
kết nối, liên thông rộng đang đặt ra yêu cầu “mở cửa” toàn diện.
Việc thử nghiệm mở lại
các đường bay nội địa từ trung tuần tháng 10 đến nay với những kết quả bước
đầu, đã đánh thức “giấc ngủ đông” kéo dài của ngành hàng không.
Kết quả đó cho thấy,
việc mở cửa lại bầu trời nội địa và tăng tốc để sớm kết nối liên thông các
đường bay quốc tế, hòa nhịp với các chương trình phục hồi, tăng tốc phát triển
kinh tế của đất nước, các vùng miền và địa phương đang được mở ra.
Từ ngày 20/11 tới, ngành
du lịch bắt đầu đón khách du lịch quốc tế trong lộ trình 3 giai đoạn mở cửa
thận trọng, an toàn và tăng tốc trong điều kiện có thể.
Giai đoạn 1 từ tháng
11/2021, khách đi theo chương trình du lịch trọn gói tại 5 địa điểm: Phú Quốc,
Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh. Giai đoạn 2 mở rộng thêm các địa
phương khác. Giai đoạn 3 sẽ mở cửa hoàn toàn trên cơ sở tình hình dịch bệnh.
Lãnh đạo các địa phương
cùng các doanh nghiệp du lịch cũng đang tích cực chuẩn bị, sẵn sàng đón khách,
kích cầu du lịch, mở ra kỳ vọng khôi phục lại ngành “công nghiệp không khói”.
Các chương trình liên
kết du lịch, tăng cường kết nối liên vùng, tạo ra không gian an toàn, tăng độ
hấp dẫn của các sản phẩm du lịch cũng đang được kích hoạt trở lại.
Liên kết không gian du
lịch, sản phẩm du lịch an toàn, hợp tác, chia sẻ, khai thác hiệu quả tài nguyên
du lịch của từng địa phương mang lại hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn.
Linh hoạt thích ứng,
tăng cường liên kết hệ thống, làm mới sản phẩm, dịch vụ, tích cực chuẩn bị đón
du khách quốc tế… cũng đang đòi hỏi mở cửa kịp thời, liên thông đồng bộ các
tuyến bay nội địa và quốc tế tương ứng.
Để đáp ứng yêu cầu đó,
không chỉ cần sự nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương và
đơn vị quản lý, khai thác sân bay, mà bản thân các hãng hàng không và doanh
nghiệp du lịch cũng phải chủ động xây dựng và triển khai các phương án kinh
doanh tốt nhất; chuẩn bị các gói sản phẩm dịch vụ tốt nhất để thích ứng và đáp
ứng nhu cầu “giải nén lò xo” ở các điểm đến dịch bệnh được kiểm soát an toàn.
Tuy nhiên, cũng cần dự
liệu và tháo gỡ các vướng mắc khi mở lại bay quốc tế là giữa nước chiều đi và
chiều đến, phải đạt được sự thống nhất về công nhận “hộ chiếu vaccine”; tính
pháp lý và và công nhận liên thông cho “căn cước xanh” đối với các hành khách
đã tiêm đủ liều hoặc đáp ứng các yêu cầu phòng dịch của ngành y
tế.
Việc các địa phương phủ
nhanh tỷ lệ tiêm vaccine vừa là để cấp “căn cước xanh” cho công dân, vừa tạo ra
các điểm đến an toàn hơn cho du khách.
Mở “cổng trời” không chỉ
là nỗ lực riêng của ngành hàng không, các sân bay. Động lực lâu dài cho những
đường bay phải là nhu cầu hàng không từ sức hút của phát triển kinh tế, hoạt
động đầu tư, thương mại sôi động, sức hấp dẫn của ngành du lịch để tạo ra sức
“cầu”, làm tăng tốc lực “cung”.
Những đường bay dài hay
ngắn, nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào không gian vật lý và vận tốc bay
mà còn là năng lực cạnh tranh, trách nhiệm, ý thức và những nỗ lực mang tính
chuyên nghiệp hơn của các bên liên quan.
Nhận xét
Đăng nhận xét