Trần Hữu Hiệp
NLĐ - 18-12-2021
- 07:59|Góc nhìn
Trước tác động to lớn của đại dịch Covid-19, toàn nền kinh
tế bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế và
ĐBSCL xuất hiện các điểm sáng.
Bức tranh giao thông vùng cũng tạo ra được các dấu son với
hệ thống đường dọc, trục ngang, các cầu vượt sông lớn, cụm cảng và luồng, các
sân bay trong vùng được đầu tư và đang được kỳ vọng bứt tốc thoát khỏi
"vùng trũng" trong 5 năm tới.
Phát triển vùng ĐBSCL trong điều kiện các nguồn lực phân tán, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn nhiều bất cập vẫn đang tồn tại các điểm nghẽn. Trong đó nổi lên 3 điểm nghẽn là thiếu vốn đầu tư, thiếu sản phẩm quy hoạch tích hợp và chưa vận hành được một cơ chế điều phối phát triển vùng, liên vùng một cách hiệu quả.
Trước tác động to lớn của đại dịch Covid-19, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Ảnh: Minh TâmNhững tồn tại, vướng mắc do chồng chéo, níu kéo nhau của
hơn 2.500 bản quy hoạch ngành và địa phương trong vùng đang tạo ra sự chia cắt.
Quy hoạch tổng thể vùng, quy hoạch ngành, địa phương chưa đồng bộ, tính khả thi
chưa cao, thiếu tính liên kết toàn vùng, chưa gắn kết chặt chẽ với TP HCM, Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và tiểu vùng sông Mê Kông.
Việc phân bổ vốn ngân sách cho các chương trình, dự án đầu
tư liên kết vùng đòi hỏi phải vượt ra ngoài không gian hành chính tỉnh và nội
bộ một ngành vẫn đang bị vướng mắc bởi nhiều quy định của Luật Ngân sách, Luật
Ðầu tư công, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nếu không có cơ chế đầu tư -
tài chính đặc biệt trong thời gian tới thì mục tiêu huy động và bố trí vốn đầu
tư cho liên kết vùng vẫn khó thoát ra ngoài "chiếc áo cũ".
Trước tiên, cần phải định rõ lộ trình từ nay đến kết thúc
kỳ kế hoạch 5 năm (2021-2025) và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, cần ưu tiên
tập trung 3 nhóm giải pháp vượt điểm nghẽn, tạo chuyển biến:
Một là, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển vùng. Hội đồng Điều phối
vùng ĐBSCL với sự tham gia của các bộ, ngành trung ương và địa phương nên tập
trung 3 lĩnh vực then chốt là điều phối quy hoạch, quản lý, sử dụng tài nguyên
nước và quyết định các dự án đầu tư có tính liên kết vùng theo quy mô, tính chất
dự án.
Hai là, tổ chức huy động
nguồn lực. Xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển, thu hút đầu tư, bảo
đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng và với các khu vực khác. Theo
đó, nghiên cứu đa dạng hóa nguồn lực trung ương, địa phương, ODA, FDI với cam
kết một khoản vốn trong số 2 tỉ USD tăng thêm so với giai đoạn 2016-2020.
Ba là, đầu tư và
phát triển hạ tầng theo quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ, giải quyết
các điểm nghẽn phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải, thích ứng biến đổi
khí hậu phù hợp với quy hoạch vùng được phê duyệt. Các dự án đầu tư và phát
triển hạ tầng phải bảo đảm thống nhất, tính liên vùng, liên ngành, có trọng
tâm, trọng điểm và có lộ trình hợp lý.
Để đạt được yêu
cầu đó, phải huy động vốn đầu tư toàn xã hội, sức lực, trí tuệ của các nhà khoa
học, các tổ chức tư vấn, phát huy vai trò của chính quyền các cấp, kêu gọi sự
tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của người dân. Nhà
nước bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng là
cần thiết.
https://nld.com.vn/goc-nhin/vuot-diem-nghen-tao-chuyen-bien-20211217222611105.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét