Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL - Vẫn mạnh ai nấy làm

SGGP, Thứ bảy, 31/03/2012, 00:49 (GMT+7) Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Trong đó, ĐBSCL đóng vai trò chủ lực, chiếm 53% sản lượng lúa, 96% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, tăng trưởng ngành lúa gạo không tiếp tục cải thiện sinh kế cho người trồng lúa ĐBSCL. Thực tế sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn… Đó chính là nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại hội thảo “Những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL”, tổ chức tại Đồng Tháp vào ngày 30-3. Mười loại gạo trong một bát cơm Thời kỳ 2006-2011, xuất khẩu gạo đạt trên 33,8 triệu tấn, trị giá trên 14,1 tỷ USD, nâng lũy kế xuất khẩu gạo giai đoạn 1989-2011 đạt trên 83,6 triệu tấn, trị giá trên 25 tỷ USD. Nếu như năm 2006, lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt gần 4,69 triệu tấn, trị giá 1,195 tỷ USD thì đến năm 2011, xuất khẩu gạo vẫn đạt cao kỷ lục với 7

Chuyện đồng bằng: GIỮ “NỒI CƠM” CỦA QUỐC GIA

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 29-3-2012 Trần Hữu Hiệp Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 26-3-2012 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ đã bàn và tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa. Chính phủ đang lo “Nồi cơm” cho quốc gia.   Đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm nhặt Đất trồng lúa được xác định không chỉ là tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực trong nước và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Quốc hội đã có Nghị quyết chuyên đề bảo vệ 3,81 triệu ha đất trồng lúa như một sự đảm bảo cho tương lai. Chính phủ cũng đang tỏ rõ quyết tâm bằng quy định và chế tài pháp luật trong việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả “tư liệu sản xuất đặc biệt” này. Theo đó, trong trường hợp thật sự cần thiết phải chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác, phải “áp dụng qui trình nghiêm ngặt”: lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch. Việc chuyển đổi đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướn

Dự án Cung cấp thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa Châu Đốc thu hút tài trợ từ Quỹ Cô-oét:

Phó Thủ tướng Hoàn Trung Hải vừa có văn bản đồng ý chủ trương kêu gọi Quỹ Cô-oét tài trợ cho dự án Cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, UBND tỉnh An Giang để thẩm tra, đánh giá thực trạng xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc, xác định hạn mức vốn vay ODA cần thiết để kêu gọi quỹ Cô-oét tài trợ ... trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. H.Hiệp (Tin trên BÁO LAO ĐỘNG NGÀY 29.3.2012 | 07:43 (GMT + 7)

516 chỉ tiêu đào tạo KTS, Kỹ sư theo địa chỉ sử dụng năm 2012 cho Tây Nam Bộ

Ngày 28-3-2012, tại Hà Nội, BCĐ Tây Nam Bộ, Bộ GD&ĐT có buổi làm việc với Trường ĐH Kiến trúc TPHCM thống nhất giao 516 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 với 4 chuyên ngành đào tạo: Kiến trúc, xây dựng, qui hoạch và hạ tầng đô thị đáp ứng cho 129 đơn vị cấp quận, huyện (4 chỉ tiêu/quận, huyện). Đây là chỉ tiêu năm đầu tiên thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ sử dụng vùng ĐBSCL do BCĐ Tây Nam Bộ phối hợp Trường ĐH Kiến trúc TPHCM thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. H.Hiệp

Chuyện đồng bằng: Tư duy vùng và thống nhất hành động

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG, thứ ba, ngày 27.3.2012 | 07:45 (GMT + 7) Trần Hiệp Thủy Ngày 26.3, đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, Ủy viên Ủy ban Quốc gia biến đổi khí hậu (QGBĐKH) - đã chủ trì cuộc họp lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL để tìm “tiếng nói chung và thống nhất hành động” để cùng đề xuất Trung ương các công trình, dự án đầu tư trong chương trình ứng phó BĐKH, nước biển dâng của vùng gắn với chương trình đầu tư quốc gia. ĐBSCL trước thách thức BĐKH 3 vấn đề quan trọng được lãnh đạo tỉnh, thành đề nghị Trung ương quan tâm là: (1) Đầu tư đê biển từ Bến Tre đến Hà Tiên (Kiên Giang), xác định mục tiêu tổng thể, gắn kết đa mục tiêu (ứng phó BĐKH, cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, đảm bảo bố trí sản xuất và ổn định dân cư, đáp ứng nhu cầu giao thông ...). Trên cơ sở huy động sự tham gia của các nhà khoa học, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của địa phương để chọn lựa cách làm; (2) Ưu tiên đầu tư các công trình chống ngập tại các đô thị l

Từ chén cơm đầy đến chén cơm ngon

Ý kiến trên báo SGGP ngày 27-3-2012 Mặc dù tạo ra kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ nhưng nông dân ĐBSCL lại đang đứng trước nhiều thách thức trong bước chuyển căn bản từ vị thế của người làm ra nhiều lúa gạo cho “chén cơm đầy” đến nền sản xuất lúa gạo hàng hóa - “chén cơm ngon” để bán được giá, làm giàu. Bước chuyển căn bản đó rất cần sự “chuyển đổi tận gốc” trong tư duy, không chỉ của những người nông dân mà hơn thế, trong “tư duy hoạch định chính sách”. Nông dân phải chịu gánh nặng vay vốn sản xuất, đóng lãi, kể cả phải vay lãi cao bên ngoài; mua chịu vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đầu vụ, cuối vụ trả “đội giá thành”. Nhiều gia đình nông dân hiện nay đang phải nặng gánh lo cho “nhà mình” với nhiều khoản chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành con cái và nhiều khoản đóng góp khác; lại còn lo cho... nhà hàng xóm (đám tiệc, giỗ quải, giao tế ở nông thôn...). Điều đáng quan tâm là mối quan hệ với nhà xuất khẩu gạo mà hiệu quả kinh doanh đầu ra này gần như quyết định giá lúa hàng n

60 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ chính sách công cho ĐBSCL năm 2012.

Được sự đồng ý của Bộ GDĐT, BCĐ Tây Nam Bộ phối hợp với Trường ĐH Kinh tế TPHCM tuyển sinh 60 chỉ tiêu thạc sĩ chính sách công cho cán bộ diện qui hoạch. Chương trình được tổ chức tại TP.Cần Thơ, bắt đầu từ năm 2012, hình thức đào tạo không tập trung trong thời gian 2 năm, thông qua ôn tập và thi tuyển theo danh sách do UBND tỉnh, thành đề cử (5 cán bộ/tỉnh).                        H.Hiệp (trên Báo LAO ĐỘNG ngày 27-3-2012)

Ép bệnh và ép thu phí

Thứ hai, 26/03/2012, 02:51 (GMT+7) Đó là hai câu chuyện thu hút sự quan tâm dư luận mấy tuần qua. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam còn có quyền khi không chấp nhận thanh toán 58 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm y tế (chỉ riêng ở 13 tỉnh, thành bị phát hiện) do các cơ sở y tế lạm dụng bảo hiểm. Nhưng từ nhiều năm qua, hàng triệu bệnh nhân đã phải không dám từ chối bóp bụng móc hầu bao trả thêm các chi phí “xét nghiệm chồng xét nghiệm” khi đến khám, điều trị tại bệnh viện. Việc các cơ sở y tế không công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau (kể cả trường hợp chuyển bệnh) đã trở thành thủ tục “đầu tiên”. Nhiều bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại các bệnh viện ở TPHCM và ĐBSCL đã từng phải làm lại nhiều xét nghiệm máu, X quang, siêu âm, thử nước tiểu… theo chỉ định mới, mặc dù đã có kết quả xét nghiệm tương tự của Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic - TPHCM trước đó ít hôm. Để bệnh nhân khỏi bị ép thêm bệnh, trả thêm tiền, cần ban hành những quy định, chuẩn mực bắt buộc các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm