Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đánh giá hệ thống ngăn mặn vùng ven biển Cửu Long và dự án Cái Lớn - Cái Bé

TBKTSG ngày Thứ Sáu,  14/9/2018, 15:32   Gia Vy Thứ Sáu,  14/9/2018, 15:32  (TBKTSG Online) - Liên quan đến dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, nhóm nghiên cứu gồm ông Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Nguyễn Hồng Tín và Đặng Kiều Nhân đã thực hiện bài nghiên cứu đánh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ Cửu Long và dự án thủy lợi đang gây tranh cãi này. Cùng xem bài nghiên cứu chi tiết dưới đây để có thêm thông tin. Xem toàn bộ và tải bài nghiên cứu tại đây Dự án Cái Lớn Cái Bé: Lý do không thể phê duyệt Lại cãi nhau với đại dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé Các giải pháp thủy lợi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Cái Lớn - Cái Bé

GỐC TÍCH CỦA DÒNG HỌ TRẦN Ở VN

Theo TRẦN QUANG CÁT Họ Trần trình phố:  http://trantoc.net/goc-tich-cua-dong-ho-tran-o-vn-89.html#.W5pA2KiY_50.facebook Họ Trần, tộc Mân Việt dòng Bách Việt Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Trước kia, tổ tiên vua (Trần Thái tông) là người đất Mân”. Đất Mân là vùng cư trú của tộc Mân Việt thuộc dòng Bách Việt. Người Bách Việt vốn sống từ sông Trường Giang về phía Nam. Theo nghiên cứu của học giả Đào Duy Anh có tới 500 tộc Bách Việt sống rải rác ở Hoa Nam Trung Quốc, Miến Điện, bắc Việt Nam, bắc Lào, hình thành một số bộ tộc lớn: người Âu Việt ở vùng Chiết Giang-Trung Quốc ngày nay, người Mân Việt ở vùng đất Mân (tỉnh Phúc Kiến)-Trung Quốc ngày nay, người Dương Việt ở vùng đông Hồ Nam, một phần Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông, người Lạc Việt ở vùng tây Hồ Nam, Quảng Tây, phần bắc và trung Việt Nam ngày nay, người Điền Việt ở vùng Vân Nam-Trung Quốc ngày nay. Thời Kinh Dương vương dựng nước đặt tên nước là Xích Quỷ (tên hai ngôi sao ứng với vùng đất này), đông giáp biển Đông, t

Những nông dân thông minh

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, 05/07/2018, 13:45 (GMT+7) Thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân trẻ SX giỏi. Một thế hệ trẻ nhiều khát vọng, có kiến thức, biết kỹ thuật. Nông dân SX thông minh không còn lạ nhưng chưa nhiều, cần được khuyến khích nhiều hơn. Phần đông nông dân ta vẫn chân lấm tay bùn, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết và phó mặc cho những may rủi của thị trường. Nhìn sang các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng nông dân của họ cũng là những doanh nhân sang trọng. Họ làm nông nghiệp thông minh, ứng dụng tốt khoa học, công nghệ và biết làm giàu.   Từ nông trại ngoài biển, "phẫu thuật chuyển giới" cho tôm ở xứ người Trong chuyến công tác, khảo sát các mô hình nông nghiệp ở Israel gần đây, tôi tận mắt chứng kiến mô hình “Nông trại ngoài khơi Địa Trung Hải” của nông dân Israel.  Nông trại nuôi cá cách bờ biển khoảng 10 - 15 hải lý, có chất lượng nước tốt, cho sản phẩm sạch. Cá được nuôi t

LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)

Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn Trần Hữu Hiệp  (Ban chỉ đạoTây Nam Bộ) Nguyễn Song Tùng, Hà Huy Ngọc  (Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam", mã số: BĐKH.30 Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1 trong 3 đồng bằng của thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. Để tồn tại, phát triển an toàn, trù phú và bền vững trong tương lai, phải có hành động khẩn cấp, nhưng trên cơ sở định hướng, tầm nhìn dài hạn, tiếp cận đa ngành, tiếp cận vùng, liên vùng và quốc gia. Cần thực thi các giải pháp công trình, phi công trình, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc“không hối tiếc” trước một tương lai không chắc chắc. Bài viết này phân tích đánh giá các ảnh hưởng của BĐKH đến vùng đồng bằng sông Cửu Long; Thực trạng ứng phó với BĐKH và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nh