Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực Miền Tây

Món ngon: Cá linh Miền Tây mùa nước nổi

Cá linh kho tiêu và lẩu cá linh ăn kèm hoa điên điển là hai món đặc sản đậm chất Tây Nam bộ, chỉ có trong mùa nước nổi. Mùa nước nổi Nam bộ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Mùa này thường xuất hiện rất nhiều cá linh. Đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi miền Tây. Nhắc đến cá linh người ta cũng không thể không nhắc đến loại hoa cũng gắn liền với mùa nước nổi - hoa điên điển, loài hoa nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang "hương đồng cỏ nội" được người dân Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn đặc sản bổ dưỡng. Vào đầu mùa nước nổi, cá linh non sẽ xuất hiện ở các nơi đầu nguồn như An Phú, Tân Châu, Hồng Ngự (Đồng Tháp), hay Thốt Nốt (Cần Thơ), có giá chỉ từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng một kg. Càng về sau cuối mùa, loại cá này càng rẻ. Cá

Biến tấu với bánh canh

Bánh canh được chế biến thành rất nhiều món khác nhau tùy sự kết hợp nguyên liệu, chẳng hạn bánh canh giò heo, bánh canh cua, bánh canh cá lóc… >  Bánh canh cá lóc hương vị đất cố đô Bánh canh là món ăn phổ biến trong ẩm thực của người Việt, bên cạnh phở, bún bò... Bánh canh tôm nước dừa Món này là đặc sản của miền Tây Nam bộ, được nấu từ hai thành phần chính là tôm và nước cốt dừa. Vị ngọt của tôm, nước cốt dừa mang đến hương vị rất lạ miệng khi thưởng thức. Ảnh:  Khánh Hòa. Tôm tươi lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, cho tôm, nước cốt dừa vào và nêm gia vị vừa ăn. Bát bánh canh đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của món ăn là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo n

Còi biên mai

Còi biên mai là món ăn đặc sản của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Có dịp đặt chân đến đây du khách đừng quên thử một lần cho biết. Có nhiều cách chế biến món còi biên mai như: xào nấm đông cô, nấm rơm, củ hành cùng cải bẹ xanh… pha thêm một chút dầu hào cho ra một màu nâu sậm. Vị ngọt đậm đà của thứ hải sản lạ hòa quyện vị ngọt nhẹ nhàng của nấm, ngọt hăng của hành pha thêm một chút cay nồng của cải xanh khiến mọi người có cảm giác muốn ăn hoài không nghỉ. Với người sành ăn, muốn thưởng thức hương vị nguyên sơ của biển cả thì không gì qua nổi món còi biên mai nướng muối ớt. Cả một đĩa còi biên mai được ướp với muối hột đâm nhuyễn cùng với mấy trái ớt đỏ tươi. Dùng những tăm tre, sống lá dừa xâu chúng lại để trên bếp than đỏ rực. Vị muối mặn mà cùng vị cay xé lưỡi của ớt càng nâng tầm vị ngọt của còi biên mai. Và cũng chỉ chế biến bằng cách này thì còi biên mai mới giữ được độ dai và giòn hết chỗ chê. Hồng Cúc (Báo THANH NIÊN)

15 món ăn đặc sản Việt Nam được đề cử kỷ lục châu Á

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa chính thức đề cử 15 món ăn nổi tiếng - với tiêu chí những món ăn chỉ có ở Việt Nam và so sánh với món ăn của các nước trong toàn châu Á - đến Tổ chức Kỷ lục châu Á trong đợt xét duyệt vào tháng 9/2012 sắp tới. 1. Bánh cóng Sóc Trăng Bánh cóng là món ăn quen thuộc với người miền Tây Nam bộ, nhưng được biết đến nhiều nhất ở Sóc Trăng, nhất là ở chợ ven lộ Xoài Cà Nã (huyện Mỹ Xuyên), cách thành phố Sóc Trăng khoảng 8 km. Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm. 2. Phở Hà Nội Phở là một trong những niềm tự hào của người Hà Nội. Phở ngon ngọt không chỉ khi thưởng thức mà còn ngon ngọt khi được giãi bày trên những trang viết của nhiều nhà văn nổi