Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dấu xưa Miền Tây Nam Bộ

Anh Bảy Chà Hynos – Tiền thân của kem đánh răng P/S

·       Lê Nguyên ·       TriThuc.Vn, Thứ Ba, 08/01/2019  Ít ai biết rằng tiền thân của kem đánh răng P/S là nhãn hiệu kem đánh răng Hynos một thời vang bóng Sài Gòn, không chỉ từng “độc cô cầu bại” ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Thái Lan, Singapore, Hong Kong. Vậy điều gì đã khiến Hynos đánh bại cả những hãng kem khổng lồ thống trị miền Nam như Colgate của Mỹ, C’est của Pháp và hai ông lớn Perlon và Leyna? Và điều gì dẫn đến sự lụi tàn của Hynos? Ảnh: Pa-nô quảng cáo kem đánh răng Hynos – một thương hiệu nổi tiếng Sài Gòn trước 1975 bởi nhiếp ảnh gia Mỹ Michael Burr, chụp ở Sài Gòn năm 1969-1970, khi ông làm giáo viên dạy tiếng Anh cho không lực VNCH. Tuýp kem đánh răng in hình ảnh người đàn ông da đen khoe hàm răng trắng ấn tượng với nhãn hiệu Hynos rất “Tây” hóa ra lại là hàng “Made in Vietnam”. Nhãn hiệu kem đánh răng này lúc khởi thủy được sáng lập bởi một người Mỹ gốc Do Thái, muốn làm ăn ở nước ta. Ông từng lấy một cô vợ người Việt, và dự định sẽ gắn b

Chuyện Thầy Hai, Con Tám Sài Gòn Xưa

Tác giả: Nguyễn Thị Hậu   Published: 25 Tháng Chín 2017 Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản

Đệ nhất khuyển vương đảo Phú Quốc

Kinh tế - Văn hóa - Thể thao Báo An Ninh Thế Giới, 16:20 22/02/2018 Những tài liệu cổ và thư tịch xa xưa có đề cập đến một thương cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam nằm tại cánh đồng rộng lớn giáp chân núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay, rồi bỗng dưng biến mất xuống lòng đất, bị xóa sổ một cách kỳ bí. Đưa chó Phú Quốc sang Paris thi đấu Chó Phú Quốc - báu vật bên bờ tuyệt chủng Huyền thoại về chó Phú Quốc Các nhà khảo cổ học từ Viện Bác cổ Đông Dương của Pháp và Việt Nam từng tiến hành nhiều đợt khai quật dưới lòng đất từ năm 1930 đến nay, đã phát hiện rất nhiều di chỉ, hiện vật cổ xưa có niên đại hàng ngàn năm từ lòng đất dưới cánh đồng này. Có giả thuyết cho rằng do thiên tai (biến đổi khí hậu) gây ra. Rất có thể một trận đại hồng thủy cách nay khoảng 8.000 năm, gây ra đợt xâm thực Đông Hải vô cùng lớn làm tách lìa một phần đất của lục địa Châu Úc tạo nên những hòn đảo trên Thái Bình Dương như Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu... Giống chó

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Hồ Đình Vũ Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.  Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Buôn có bạn, bán có phường  1 Tên do địa hình, địa thế:  Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:  “Gió đưa gió đẩy, / về rẫy ăn còng, / về bưng ăn cá, / về giồng ăn dưa…”  Giồng  là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình

Long Xuyên êm ả nhịp đời

Báo Người Đô Thị 23/02/2015 - 22:41 PM Quê tôi ở huyện Chợ Mới kế bên thị tứ Long Xuyên. Ông nội tôi để lại một tập Lưu niên ký sự ghi chép về gia đình từ nguồn gốc đến những năm 1940. Nhờ cuốn ghi chép của ông nội mà tôi biết thêm được nhiều điều về Long Xuyên - thành phố của tỉnh An Giang ngày nay. Khởi từ bến xưa Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, hình thành đầu thế kỷ 19 từ một chợ - bến nổi tiếng: chợ Đông Xuyên. Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh nối rạch Đông Xuyên với Rạch Giá, chợ Đông Xuyên (tức Long Xuyên) đã sớm trở thành đầu mối giao lưu hàng hóa quan trọng của tỉnh. Ngược dòng lịch sử về những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đất Long Xuyên thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng của vương quốc Phù Nam. Khảo cổ học phát hiện ở đây hàng chục đền tháp đồ sộ, hàng trăm tượng thờ là những tác phẩm điêu khắc tuyệt hảo, hàng ngàn cổ vật quý cho biết dấu tích một cảng thị sầm uất và trung tâm tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Có thể coi khu vực c