Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhìn ra Đồng bằng

Xây dựngThành phố Móng Cái xứng tầm khu kinh tế vùng biên

Lê Phương 25 Tháng Tư 2013 Đi chợ vùng biên Móng Cái Xây dựng Khu hành chính- kinh tế Vân Đồn và Khu cửa khẩu tự do Móng Cái (VOV5) - Sau 5 năm thành lập và phát triển (2008 - 2013) từ thị xã lên thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái đang nổi lên là một trong những điểm sáng trong Khu kinh tế cửa khẩu với những quy chế đặc thù kinh tế vùng biên. Phóng viên VOV5 phỏng vấn ông Hoàng Văn Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Móng Cái về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái trong thời gian qua. Ông Hoàng Văn Thư Nghe âm thanh tại đây: Phóng viên:   Xin ông cho biết nét nổi bật trong quá trình phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trong những năm gần đây? Ông Hoàng Văn Thư:  Trong những năm qua, hoạt động kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu tại khu vực kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã có nhiều đóng góp và rất phát triển trong giao lưu giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN với Trung Quốc. Theo

Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng: Miền trung liên kết chiều sâu,đầu tư có trọng điểm

Thứ tư, 24/04/2013 - 12:48 AM (GMT+7) Nhiều năm qua, Tổng công ty CP Dệt - may Hòa Thọ (Ðà Nẵng) không ngừng phát triển, vươn lên trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của Tập đoàn Dệt - may Việt Nam. Trong ảnh: Phân xưởng sợi. Năm năm trước, yêu cầu liên kết để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vùng duyên hải miền trung (VDHMT) đã được đặt ra. Qua một quá trình, ý tưởng tích cực ấy mới có những chuyển động bước đầu trong thực tế, bắt đầu hé lộ nhiều triển vọng và thành tựu mới. Khắc phục đầu tư dàn trải Vùng duyên hải miền trung được xác định gồm chín tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận. Ðây là vùng đất hẹp, kéo dài, áp sát biển, lâu nay phát triển và hội nhập kinh tế có nhiều khó khăn. Do tiềm năng thế mạnh tương đồng (đều có bờ biển, du lịch, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, nguồn nhân lực, cảnh sắc, kể cả tư duy) nên hệ quả là tất cả các tỉnh, thành phố trong VDHMT đều bị phân tán, dàn trải. Ðã xuất hiện những xung đột giữa lợ

Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc thiếu kiềm chế hơn người miền Nam? (GD

VN) - Người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới”. Người miền Bắc nếu chửi nhau là đào cả tông ti họ hàng lên, rất chua ngoa. LTS:   Ngay sau khi đăng tải hàng loạt các clip liên quan đến vấn đề bạo lực học đường như:  Sốc, 5 nữ sinh văng tục, lột áo, đánh nhau ,  Sốc nặng với clip nữ sinh đánh nhau vỡ đầu ... Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được thư của độc giả Nguyễn Nhật Nam chia sẻ những suy nghĩ cá nhân về vấn đề này. Theo độc giả Nhật Nam thì học sinh miền Bắc chửi tục, đánh nhau nhiều hơn học sinh miền Nam.  Nếu là người quan tâm đến ngành giáo dục thì những thông tin chính thống từ Bộ GD&ĐT không khỏi khiến người xem giật mình.  Theo tổng kết của Bộ Giáo dục năm 2011, trong 12 tỉnh thành có 384 học sinh đánh nhau, riêng vùng mỏ Quảng Ninh có 169 em. Về số lượng học sinh vi phạm và bị kỷ luật, Lạng Sơn đứng đầu với 151 em. Có một điều ngạc nhiên và đáng để chúng ta quan tâm là những chuyện đánh nhau như thế này phần lớn xảy ra ở miền Bắc, trong đó Quảng Ninh và Lạng Sơn

Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc (G

DVN) - Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam. LTS:  Sau khi đăng tải bài viết: Nói bậy, chửi tục:  Người miền Bắc ít kiềm chế hơn người miền Nam ,  Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư bày tỏ sự ủng hộ quan điểm này của độc giả Trịnh Hoàng Hiệp. Để độc giả khắp cả nước có thể tiếp tục bàn luận về vấn đề "nói bậy, chửi tục", chúng tôi xin đăng tải nguyên văn lá thư này. Có giai thoại kể lại rằng, nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả của cuốn sách bất hủ "Thi nhân Việt Nam"   trong thời gian sống tại miền Nam đã chẹp miệng mà nói: "Người miền Nam, ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn

Vài lời: Một góc nhìn rất thú vị. Nhưng nếu thể hiện được bằng nét vẽ, tôi sẽ thêm nét riêng của đồng bằng sông cửu Long, nó vừa có cái giống Sài Gòn, nhưng vừa khác. Thí dụ như 2 ảnh gánh hàng rong dưới đây, có thể vẽ thêm cây "bệu" trên ghe xuồng chợ nổi.    Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính. Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh): Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong.  Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rong Ở Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như

Lấy vợ miền nào? Bình luận con gái Bắc Trung Nam

Vài lời: chỉ đọc cho vui. Cám ơn Blog Lai Tran Mai đã link  CON GÁI BẮC  Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến. Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động. Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ ? Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là : - Khắc kỵ với mẹ chồng. - Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng. Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời. Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên. Khi nhữ