Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích pháp luật

Doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động vẫn tăng

Báo Tuổi Trẻ ngày 26/09/2014 13:39 GMT+7 TTO - Cứ 10 doanh nghiệp (DN) thành lập mới có khoảng 9 DN giải thể, ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2014. >>  Cần một cơ chế tái cơ cấu doanh nghiệp trước khi phá sản Ảnh minh họa: TTO Bộ KHĐT vừa có báo cáo số 6597/BC-BKHĐT nêu rất rõ về tình hình doanh nghiệp thành lập mới, phá sản, giải thể.  Bộ KHĐT cho biết trong tháng 9-2014, VN có 5742 doanh nghiệp thành lập mới nhưng có 4549 doanh nghiệp phải chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động. Tính chung chín tháng đầu năm 2014, VN có 53.192 doanh nghiệp thành lập mới và cũng có 48.330 doanh nghiệp phải giải thể, dừng hoạt động. Theo ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KHĐT, thực tế số doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động trong chín tháng qua vẫn tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, Bộ KHĐT nêu có trên 7000 doanh nghiệp đã chính thức “khai tử” vì đã hoàn thành thủ tục giải thể, trên 8.400 doanh nghi

Dự thảo sửa đội Bộ Luật Dân sự: Sửa đổi 297 điều, bãi bỏ 149 điều

SGGP, Thứ hai, 22/09/2014, 10:02 (GMT+7) (SGGPO).-  Sáng 22-9, phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sau phát biểu khai mạc phiên họp của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bàyTờ trình về sửa đổi Bộ luật Dân sự. Phó Thủ tướng cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự lần này là cơ bản và toàn diện. Dự thảo Bộ luật có tổng số 672 điều, giữ nguyên 263 điều, sửa đổi 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều so với Bộ luật hiện hành. “Dự thảo Bộ luật có nhiều quy định mới, quan trọng còn có ý kiến khác nhau”, ông Nguyễn Xuân Phúc báo cáo. Đáng lưu ý, về tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự, có hai loại ý kiến. Dự thảo quy định theo hướng bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì Tòa án Nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp chưa có điều luật thì Tòa án cần áp dụng quy định về áp dụng t

Nhà thờ Đức bà Paris mừng 850 tuổi

Vài lời: Mình có dịp đến Nhà thờ Đức bà Paris (Notre Dame de Paris) 2 lần (1998 và 2005), đi dọc sông Sene, loanh quanh nhà thờ và vào bên trong. Hồi nhỏ, nghe cô giáo dạy sử, thầy dạy văn kể về Nhà thờ đức bà Paris. Lúc đọc tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo, mường tượng công trình kiến trúc này qua tác phẩm Thằng gù ở gác chuông nhà thờ đức bà Paris. Cô giáo nói, Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn rất giống ở Paris, là một phiên bản của người Pháp xây dựng trong bước đường "thực dân khai hoá" xứ An Nam. Là dân quê tỉnh lẻ, lúc đó mình cũng chã biết Nhà thờ đức bà ở Sài Gòn ra sao. Có dịp biết, thấy chẳng giống mấy. Màu sắc thì khác biệt, tương phản giữa trắng, thấp thoáng trong mù sương lãng đãng của Ba Lê hoa lệ với màu ngói đỏ tươi giữa Sài Gòn nắng nóng. Điểm na ná duy nhất là hình dáng kiến trúc.   Nhà thờ đức bà Sài Gòn (ảnh: hiepcantho) Và Nhà thờ Đức bà ở Paris. Ảnh chụp năm 2005.    Doanh Nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 21/06/2013 07:51 (GMT+7) Chiếc xe c

Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới!

Báo Tuổi Trẻ, 11/06/2014 15:05 (GMT + 7) TTO - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 11-6. Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới" - Ảnh: Việt Dũng   Ông Phạm Vũ Luận: sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan >>  Chất vấn tại quốc hội, đại biểu sốt ruột với nợ công   >>   Chủ tịch Quốc hội: "Nợ công đã đe dọa an ninh tài chính" Có lợi ích nhóm trong ban hành văn bản pháp luật không? Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu vấn đề: dư luận người dân, báo chí và ngay tại diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân. Là người

Bạn, hồ sơ cá nhân và thế giới ảo

Báo Tuổi Trẻ cuối tuần,  31/05/2014 15:15 (GMT + 7) TTCT - Tòa án tối cao châu Âu ngày 13-5 vừa ra phán quyết quy định quyền của công dân tại 28 nước châu Âu (EU) trong việc yêu cầu gỡ bỏ thông tin liên quan đến quá khứ của họ trên các trang tìm kiếm như Google. Xử lý khủng hoảng từ mạng xã hội: Chọn lựa chiến lược nào? >>  Quyền riêng tư trên mạng: Hãy tự bảo vệ! Một ngày bạn sử dụng Google bao nhiêu lần? Câu trả lời với nhiều người có lẽ sẽ là “làm sao mà nhớ được!”. Đó là vì khi muốn tìm bất kỳ thông tin nào đó, chúng ta chỉ việc gõ từ khóa vào Google. Mà một ngày làm việc và giải trí của chúng ta có biết bao nhiêu thông tin muốn tìm kiếm. Ngày nay, trong tiếng Anh, google là một động từ chỉ sự tìm kiếm thông tin trên Internet thông qua công cụ Google. Ở châu Âu, tờ The Economist cho biết Google chiếm tới 90% các tìm kiếm trực tuyến trong khi ở châu Mỹ là 68%. Trên toàn cầu, Google cũng là vô địch với 65% so với phần còn lại của thế giới các trang tìm kiếm th

Xử Bầu Kiên hay xử ai?

Nguyễn Vũ Thứ Tư,  28/5/2014, 08:56 (GMT+7) Vài lời:  Một bài viết hay! Bầu Kiên từng là tâm điểm thu hút sự chú ý trên sân bóng. Nay, chính vì sự thiếu vắng của luật pháp ông lại tiếp tục là người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.  Ảnh: Nguyễn Huy (TBKTSG Online) - Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên, người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng. Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì? Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Nhiều bất cập, chưa đồng thuận

SGGP, Thứ năm, 15/05/2014, 01:29 (GMT+7) Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có nhiều đổi mới sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn với một số quy định trong dự thảo và cho rằng, nếu không sửa sẽ chưa tạo ra môi trường kinh doanh tốt.         Thiếu quy định về hậu kiểm Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này nhằm tiếp tục tháo gỡ những rào cản, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN), người dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng chú ý đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động của DN.  Tuy nhiên, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng: “Luật lần trước cũng như luật lần này vẫn nói DN được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng không nói rõ

Nguyên Chánh Tòa Hình sự Đinh Văn Quế: Không phải, tội giết người mới đúng!

PL TPHCM, Thứ Bảy, ngày 12/4/2014 - 01:15 Công an TP Tuy Hòa đưa anh Kiều ra khỏi nhà riêng, dẫn giải lên trụ sở công an. Lúc đó chưa hề có lệnh bắt, cũng không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt truy nã.  Vậy công an đã căn cứ vào quy định nào của pháp luật để đưa anh Kiều ra khỏi nhà riêng? Đủ dấu hiệu tội bắt người trái pháp luật Cái thời cứ nghi là triệu tập, là bắt đã qua rồi. Hiến pháp đã quy định rành rành, BLTTHS cũng chỉ cho phép bắt người mà không cần lệnh trong một vài trường hợp đặc biệt như bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt truy nã. Việc đưa anh Kiều ra khỏi nhà, còng tay dẫn giải lên trụ sở công an không phải là bắt người trái phép thì đó là hành vi gì? Phải chăng đó chỉ là bắt người “không có quy định của pháp luật” chứ không phải là trái phép? Từ trước đến nay bao nhiêu vụ bắt người theo kiểu này nhưng chưa xử vụ nào nên người ta ngộ nhận rằng chủ thể của tội bắt người trái pháp luật chỉ dành cho người dân với người dân, còn ngư