Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng vọng Thơ Văn

Đề “mở ép”, bài thi “thảm họa”

(LĐCT) - Số 19 - Chủ nhật 12/05/2013 07:30 “Phong trào” ra đề mở được khởi xướng và cổ vũ từ Bộ GDĐT, với việc đưa đề nghị luận vào cả những cuộc thi mang tính toàn quốc như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ với tần suất ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây.     Đề văn mở được đưa vào cả những cuộc thi mang tính toàn quốc như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ - ảnh: Giang Huy                      Mục đích của việc đưa đề mở nhằm hạn chế việc học tủ, học vẹt, đồng thời phát huy tính sáng tạo của học sinh… Tuy nhiên, việc mở đề văn cũng đã thể hiện mặt trái mà nếu không sớm khắc phục, đề mở sẽ là nguyên nhân chính của việc ra đời những bài văn “thảm họa”. Từ những đề thi hay Đề thi học kỳ II môn văn của khối 11 trường THPT Hà Nội - Amsterdam ngày 3.5 đang gây sốt trong giới học sinh. Đề bài vô cùng đặc biệt bởi sự xuất hiện của một câu nghị luận xã hội liên quan tới ca khúc "Instant Karma" của John Lennon. Câu hỏ

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Đầu trần đi dưới trời mưa

TP - Hình ảnh đó in sâu trong tâm khảm của tôi, qua nhiều tháng năm. Tôi nghĩ, tôi đã được nhìn thấy Hoàng Trung Thông khi ông là Hoàng Trung Thông nhất, một Hoàng Trung Thông thi sĩ. Và, tôi nghĩ, tôi đã may mắn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ảnh: Nguyễn Đình Toán. Một buổi sáng sau Tết Ất Sửu 1985, trời mưa phùn, gió lạnh. Tôi đưa con nhỏ đi khám bệnh. Hai mẹ con choàng áo mưa, chở nhau trên chiếc xe đạp mi ni, thong thả dọc theo phố Huế, lên phía Bờ Hồ. Khi ngang qua rạp Đại Nam, cháu bỗng đập tay vào vai tôi: Mẹ, mẹ, ông Thông kìa. Theo hướng tay của cháu, tôi thấy Hoàng Trung Thông để đầu trần, áo xống phong phanh, mắt nhìn tận đâu đâu, bước đi nghiêng ngả trên hè phố, lạc lõng giữa dòng người xuôi ngược. Hình ảnh đó in sâu trong tâm khảm của tôi, qua nhiều tháng năm, đến độ, mỗi lần nhắc đến ông, nó lại hiển hiện như chỉ vừa mới vài ngày qua. Tôi nghĩ, tôi đã được nhìn thấy Hoàng Trung Thông khi ông là Hoàng Trung Thông nhất, một Hoàng Trung Thông thi sĩ. Và, tôi ngh

Thêm nhiều chi tiết về người con gái 'Màu tím hoa sim'

23/04/2013 14:37  |  Giải trí (VTC News) - Thêm nhiều chi tiết xúc động giờ mới kể về người con gái trong 'Màu tím hoa sim' của Hữu Loan sau ngày giỗ của ông hơn 1 tháng.    » Thi sĩ Hữu Loan và mối tình bất hủ “Màu tím hoa sim” là một trong những bài thơ tình thuộc loại hay nhưng có âm hưởng buồn nhất trong nền thi ca nước nhà, đến mức nhà văn Vũ Bằng đã phải thốt lên: “Cơn sầu của nhà thơ Hữu Loan được coi là tha thiết không kém cái sầu của Đường Minh Hoàng sau cái chết của Dương Quý Phi, một cái sầu “mang mang vô tuyệt kỳ”.  ‘Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội...’ Nhà thơ Hữu Loan kể: “Vào khoảng năm 1932-1933 gì đó, tôi được gia đình cho lên thành phố Thanh Hoá để theo học trung học. Đấy là một cố gằng phi thường của cha mẹ tôi. Nhà tôi nghèo lắm, cho tôi theo học, bố mẹ tôi đã phải làm thuê cuốc mướn quần quật suốt ngày”. Thi sỹ Hữu Loan   Được cái Hữu Loan rất thông minh. Ông học giỏi tới mức 60- 70 năm đã trôi qua rồi mà người làng Văn Ho

Nhớ con sông quê hương

                                               Tế Hanh Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông * Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam” Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quê

HƯƠNG RỪNG CÀ MAU

Sơn Nam Trong khói sóng mênh mông Nhà Nam Bộ học bình dân (ảnh: Huỳnh Kim) Có bóng người vô danh Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Mang theo chiếc độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Tới Cà Mau - Rạch Giá Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng Muỗi vắt nhiều hơn cỏ Chướng khí mù như sương Thân không là lính thú Sao chưa về cố hương? Chiều chiều nghe vượn hú Hoa lá rụng buồn buồn Tiễn đưa về cửa biển Những giọt nước lìa nguồn Đôi tâm hồn cô tịch Nghe lắng sầu cô thôn Dưới trời mây heo hút Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa Năm tháng đã trôi qua Ray rứt mãi đời ta Nắng mưa miền cố thổ Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

Ai làm nên Hữu Loan, Bùi Giáng ?

Thơ đương đại: Bất hạnh, lạc hậu? Khi 'Trẫm' Bùi Giáng tặng thơ cho các 'Đại ca' TP - Đó là hai người vợ trẻ cùng mang tên Ninh. Nhà thơ Hữu Loan  Cái chết đột ngột vào buổi tinh sương đầu đời của họ, tạo ra những vết thương tinh thần choáng lộng cho hai chàng thi sĩ trẻ. Khiến cả hai trở thành những thi nhân dị kỳ, cả đời sống lẫn văn chương - những cá tính độc đáo bậc nhất của văn chương Việt thế kỷ 20. Bài thơ Màu tím hoa sim bất hủ, Hữu Loan khóc nghẹn người vợ 17 tuổi Lê Đỗ Thị Ninh, chết đuối trên cầu giặt áo ở sông Chuồn (Nông Cống, Thanh Hóa) một buổi “gió sớm thu về rờn rợn nước sông” năm 1948. Khi hai người cưới nhau chưa đầy tháng, chàng thi sĩ đã lên đường hành quân. Khiến hơn 60 năm sau, từ giã cuộc đời ở tuổi 95, ông vẫn còn như thảng thốt... Năm 1952, nơi núi rừng Trung Phước đầu ngọn Thu Bồn xứ Quảng, Phạm Thị Ninh, vợ thi sĩ Bùi Giáng cũng qua đời vì lam sơn chướng khí, khi tuổi mới ngoài đôi mươi. Cô nữ sinh xinh đẹp trường Viên Minh (H

NÓI YÊU NHAU NÀO CÓ DỄ

Mấy lần định nói yêu em  Trái tim có đập bình thường nửa đâu Mới vừa ấp úng vài câu Tự dưng co duỗi mười đầu ngón tay Quen nhau đâu chỉ vài ngày Sao ngồi nói chuyện cứ quay ra hoài Nói năng chữ rớt chữ rời Cái ý thì có, cái lời thì không Dẫu gì anh cũng đàn ông Muốn quên cái tính ngượng ngùng không xong Đôi khi nghĩ cũng giận lòng Nói ít thì ngắn, nói vòng thì lâu Đào kênh đắp đập đã lâu Nắng mưa cũng phải cúi đầu chào thua Cán thương tải đạn bao mùa Đạn bay pháo dập cũng chừa anh ra Anh là C trưởng tài ba Trước em anh cũng vẫn là anh thôi Lòng anh thì rộng như trời Lại thêm tảng đá nào đè lên trên Mừng lòng khiđược gần em Ngồi lâu một lát giả quên ngó trời Hiểu giùm anh nhé em ơi ! Cái ngây ngô có chịu rời anh đâu Đào kênh thì nói bằng leng Còn với giặc thì bằng AK Với em anh nghĩ chưa ra Thôi cho anh khuất thêm ba bảy lần Dẫu gì cũng chuyện trăm năm Bây giờ chữ nghĩa có nằm đây đâu Thôi thì hãy hiểu giùm nhau (?) Nên chồng nên vợ ngày sau nói bù !

Tình trắng

Cần Thơ ơi! Hỡi Cần Thơ Vang bóng ngày xanh phủ bụi mờ Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm  Đã xây mồ dưới lớp hoa khô. Ngã tư Tham Tướng im chân mộng Đôi guốc mòn luyến cát Tây Đô Hàng bã đậu cao che mái nắng Ngồi bên đường đợi tiếng trống vô. Ngã tư Tham Tướng, Cần Thơ xưa Đại lộ Hoà Bình ngày xưa là con đường làng Nhà cổ Bình Thuỷ thời trước Trường Phan Thanh Giản (College de Can Tho, nay là Châu Văn Liêm) - một trong 2 ngôi trường cổ nhất lục tỉnh , có phải là ngôi trường mà Kiên Giang đã "ngồi bên đường đợi tiếng trống vô"? Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữ Gió thổi lồng bay áo túi hồng Cô lái đò ngang cười chúm chím Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông Cô bán xôi vàng nghiêng nón lá Nói thầm trong mắt với thư sinh "Ráng lo ăn học em mua bán Thi đỗ đừng quên áo vá manh" Tàu chạy Phong Điền nhớ Cái Răng Khói vườn xanh thẳm gợn sông trăng Câu hò Vàm Xáng thương Ba Láng Rạch Giá phải lòng gái Sóc Trăng. Cắm trại Long Tuyền mua vú sữa Chi