Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lan man bên cầu Mỹ Thuận

  Trần Hiệp Thủy  Thứ năm, ngày 07/05/2015 09:03 AM (GMT+7) Aa   Aa+ 30 năm trôi xa, nhưng mỗi khi có dịp qua cầu Mỹ Thuận, lòng tôi lại miên man những kỷ niệm xưa của thời sinh viên gian khó, bồi hồi nhớ cảnh qua bắc, kẹt xe và bao nhiêu chuyện cũ...  Bình luận  0 Theo dõi trên     Trở lại bến phà xưa! Thương lắm đò ơi…! Những chuyến phà nặng trĩu hồn quê! Văng vẳng tiếng còi phà Mỹ Thuận Nghe ông tôi kể, thời xa lắm, dân lục tỉnh Nam Kỳ từ miệt trên Nam Vang, Châu Đốc xuống, từ Sài Gòn, Mỹ Tho qua, phải đi ghe bầu hoặc xuồng ba lá vượt sông Tiền, sông Hậu. Bắc Cần Thơ nghe đâu được người Pháp xây vào khoảng những năm đầu 1900 phục vụ cho giao thông cơ giới. Còn bắc Mỹ Thuận có từ khi nào? Tôi chẳng rõ, chỉ biết khi ba tôi sinh ra, nó đã có rồi. Cầu Mỹ Thuận nối liền đôi bờ vui. (ảnh Đ.K) Nhớ những đêm chèo ghe trên dòng sông Tiền, giữa hai bờ bạt ngàn cây trái xứ quê, ngang nhà ai có máy thâu băng, nghe giọng Minh Cảnh, Chí Tâm hát bài vọng cổ “Quán nửa khuya” mà không dám khua chèo

Vượt qua dấu chân lấm bùn của nông nghiệp truyền thống

Nhiều ứng dụng mà cách đây vài năm như chuyện đùa, nay là sự thật trong nông nghiệp ĐBSCL. Các Hai Lúa ngồi quán cà phê miệt vườn vẫn theo dõi mọi công việc. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Quảng Ninh Ứng dụng công nghệ số để sinh tồn và đột phá sau dịch Covid-19 Đường hướng chi tiết cho vùng cây ăn quả lớn nhất nước Các 'chiến sỹ áo xanh' và thời điểm tuyệt vời nhất để số hóa nông nghiệp Trong đó, nổi lên vấn đề khá mới mẻ là cơ chế, chính sách, giải pháp liên quan đổi mới sáng tạo, kinh tế số và kinh tế chia sẻ. Phóng viên trò chuyện với TS Trần Hữu Hiệp ở Trường Đại học FPT Cần Thơ. “Nông nghiệp số” của Hai Lúa Thưa ông, có thể nói ngắn gọn về kinh tế số và kinh tế chia sẻ? Kinh tế số, theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford là “kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Trong đó tập hợp 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau là xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Xử lý thông t

Báo cáo nghiên cứu: Phân tích chi phí và lợi ích các kịch bản nguồn điện từ góc nhìn Đồng Bằng Sông Cửu Long

  10/08/2020     |   Viết bởi : GreenID Vietnam Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phát hành báo cáo nghiên cứu “Phân tích chi phí và lợi ích của các kịch bản nguồn điện từ góc nhìn của ĐBSCL” nhằm đóng góp vào việc xây dựng Quy hoạch điện 8. Theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh (QHĐ7ĐC), Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm năng lượng lớn của quốc gia với tổng công suất điện than và khí đạt 22.650 MW vào năm 2030. Tuy nhiên, các dự án phát triển nguồn điện này gặp khó khăn trong triển khai do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thu xếp vốn đầu tư và lo ngại tác động xấu về môi trường, xã hội. Trong khi ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối nhưng chưa được đưa vào quy hoạch hiện hành. Hiện tại có 4.245 MW công suất nguồn điện mặt trời do nhà đầu tư đăng ký xây dựng tại vùng ĐBSCL, trong đó, 962,5 MW đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện 7 điều chỉnh (QHĐ7ĐC),

Hiến kế cho Tuổi Trẻ

TS TRẦN HỮU HIỆP (Cần Thơ) 26/08/2020 10:20 GMT+7 9 2 Lưu TTO - Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (2-9-1975 - 2-9-2020), báo Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của bạn đọc gửi gắm những góp ý, hiến kế cho báo. Bạn đọc báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM hỗ trợ Huế khẩu trang chống dịch Báo Tuổi Trẻ tặng vật phẩm y tế cho chốt kiểm soát, khu cách ly Quảng Nam Báo Tuổi Trẻ tặng vật phẩm y tế cho khu cách ly ở Đà Nẵng Các phóng viên Đan Thuần, Duyên Phan tác nghiệp ở hiện trường - Ảnh: Bạn đọc Và để phụng sự bạn đọc ngày càng tốt hơn, báo Tuổi Trẻ rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả trên cả nước trong thời gian tới. Ở số báo này, Tuổi Trẻ trích đăng hai ý kiến tâm huyết của bạn đọc đã gửi về trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập báo. 45 năm vẫn là Tuổi Trẻ Báo Tuổi Trẻ bước vào tuổi 45 trước nhiều thách thức và kỳ vọng trên bước đường phụng sự bạn đọc.  Làm sao vượt qua những cơn sóng mới trước "bão" của mạng xã hội cùng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của bạn đọc

HGTV | Tọa đàm Vực dậy "Báu vật" Đồng bằng sông cửu long

Sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực: Để tôm Việt vượt khó đến EU

  XUÂN TRƯỜNG   -   Thứ bảy, 05/09/2020 12:30 (GMT+7) Đã qua 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, con tôm Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn khi xâm nhập thị trường EU thông qua “đường cao tốc EVFTA”. Tuy nhiên, để hưởng lợi tối đa từ cao tốc này, một trong những việc cần làm ngay là làm sao nâng được số diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận ASC ngày một nhiều hơn. Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: X.T Lợi thế “chiếu trên” Trước đây, chỉ với mức ưu đãi thuế quan phổ cập (gọi tắt là GSP), con tôm Việt Nam đã có được thuận lợi lớn khi xâm nhập thị trường EU, đưa EU trở thành một trong 4 thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam. Nay, EVFTA đã chính thức có hiệu lực với những ưu đãi thuế quan còn cao hơn cả GSP, nên con tôm Việt Nam càng có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ chưa có FTA với EU. Một trong những lợi thế chung lớn nhất của con tôm Việt Nam là tôm chế biến bình thường (tôm nguyên con cao cấp hoặc bỏ vỏ chế biến đông lạnh) có mức thuế về 0% ngay khi