Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Kỳ vọng 'Hệ điều hành mới'

Trần Hữu Hiệp Báo NNVN - Thứ Ba 21/01/2020 , 13:15 (GMT+7) Một cuộc đối thoại của Thủ tướng với đại diện nông dân không thể làm được nhiều điều, quan trọng là sự vận hành chính sách, điều hành bộ máy để biến những vấn đề được đối thoại thành thực tiễn sinh động. Báo NNVN -  Thứ Ba 21/01/2020 , 13:15 (GMT+7) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng nông sản tiêu biểu trưng bày bên lề cuộc đối thoại với đại diện nông dân cả nước. Cuối năm 2019, tại Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đối thoại với đại diện nông dân cả nước. Cuộc đối thoại lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua, không chỉ tạo ra một diễn đàn, xác lập kênh thông tin trực tiếp mà còn gợi mở nhiều vấn đề mới trước thách thức ngày càng gay gắt và yêu cầu nông nghiệp đổi mới, nông dân sáng tạo, phát triển bền vững.   “Nốt trầm” nông nghiệp xen trong bứt phá Tổng kết năm 2019, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội của cả nước được đánh giá “tạo bứt phá”: Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt trên 7%, cao nhất trong nhiều năm qua, đ

Tết về nhưng giá cá tra chạm đáy 'không ai thèm mua'

  BỬU ĐẤU - THÀNH NHƠN - CHÍ QUỐC TTO - Lại thêm một cái tết kém vui của người nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long khi giá cá tra chạm đáy đúng vào những ngày “năm hết, tết đến”. Nhiều doanh nghiệp và người nuôi cá tra ở ĐBSCL cho biết năm 2019 là năm giá cá tra sụt mạnh nhất - Ảnh: BỬU ĐẤU Đây là điều hoàn toàn trái ngược với cái tết năm ngoái khi giá cá tra tăng cao kỷ lục, người nuôi lời to và có cái tết hoành tráng.   Ông Nguyễn Văn Bê (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) được xem là người đi đầu phong trào nuôi cá tra hàng chục năm qua, nhưng chưa bao giờ ông lại rơi vào tình cảnh giá cá tra lại "bèo" đến mức không ai mua như những ngày cuối năm này. Cả 5  người con của ông Bê nối nghiệp cha nuôi được 20 hầm cá tra với diện tích trên 15ha thì đã bỏ trống hết 5 hầm không nuôi nữa do thua lỗ.  Hiện gia đình ông Bê còn lại hơn 300 tấn cá quá lứa có trọng lượng hơn 2kg/con nhưng không ai mua. Theo ông Bê, mấy hôm trước ông bán được 300 tấn cá tra thịt với giá 17.600đ/kg

Đêm cuối năm nằm nghe vọng cổ

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 24-01-2020 - 10:45|Văn nghệ Nhiều giọng ca hay, nhiều tay đờn độc đáo quê tôi đã bỏ xứ đi làm ăn xa. Những câu vọng cổ xứ quê năm nào giờ đây có còn trong ký ức? Về quê, bỏ lại phía sau ồn ào phố chợ, đêm cuối năm nằm nghe vọng cổ là cái thú của những người quê bao năm ra phố, bỗng chốc được nhấm nháp món đặc sản đậm đà hương vị quê nhà. Đo khoảng cách bằng độ dài bài vọng cổ Anh bạn tôi làm ở Báo Sài Gòn Giải phóng, là người miền Tây mê vọng cổ, có cách đo khoảng đường từ Sài Gòn về quê mỗi bận bằng phương tiện độc chiêu là độ dài mấy bài vọng cổ. Cứ nhảy lên xe đò giường nằm, cắm tai nghe vô điện thoại, lời ca cổ như bước chân đủng đỉnh dẫn lối về quê. Đờn ca tài tử miền Tây. ảnh: Ngọc Trinh Đầu tiên là "Sầu vương ý nhạc" của danh cầm Bảy Bá, vua soạn giả Viễn Châu: "Mỗi khi xuống Hậu Giang đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn trông thấy cô bé ngây thơ hát dạo ở ven đường…". Nhịp xuống câu vọng cổ ngọt như mía lùi của danh ca Minh Cảnh nghe ê

Né mặn, được lợi

Trần Hữu Hiệp NLĐ - 17-02-2020  Hạn mặn khốc liệt là tình huống thiên tai, không thể là cơ hội cho bất kỳ hành động nào. Song, con người có thể chủ động thích ứng, giảm nhẹ thiệt hại. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Từ bao đời nay, người đồng bằng đã biết chủ động thích ứng thuận thiên, hợp địa. Thực tế, trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân "né hạn" thành công nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày tránh thiệt hại. Nhờ chủ động cảnh báo sớm, nhiều cánh đồng lúa đông xuân năm nay dịch chuyển lịch thời vụ sớm, né được hạn mặn. Nếu so với trận hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử năm 2016 thì năm nay được đánh giá khốc liệt hơn nhưng theo thống kê, đến nay, mức thiệt hại năng suất, sản lượng chỉ khoảng 7%. Nhiều diện tích hoa màu của nông dân ở ĐBSCL đang khô héo do thiếu nước. Ảnh: VÂN DU Các dự án điều tiết nước kịp đưa vào sử dụng đã giúp

Làm gì để thích ứng?

  Báo Bạc Liêu,  Thứ Hai, 17/02/2020 | 17:11 Khi thực hiện chuyên đề “Ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn”, báo Bạc Liêu đã nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học hiến kế và đề xuất các giải pháp để ứng phó. Đồng thời, chỉ ra những mô hình, bài học kinh nghiệm cần nhân rộng. * Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL: Cần thay đổi tư duy phát triển Từ xa xưa, các bậc tiền hiền khai phá vùng châu thổ Cửu Long đã phải chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của vùng đất mới. Lịch sử hàng trăm năm qua cho thấy, người dân nơi đây đã biết chủ động thích ứng thuận thiên, hợp địa, tôn trọng quy luật tự nhiên theo điều kiện thực tế. Cụ thể, người dân ven biển đã biết dùng lu, khạp để trữ nước ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô. Thực tế, trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân "né hạn" nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, có những rẫy màu chủ động tưới bằng nước ngầm, tránh được thiệt hại. Tư duy thích ứng đó cần được nâng

Giải "cơn khát" cao tốc

 Trần Hữu Hiệp NLĐ - 24-02-2020 - 09:00|Thời sự trong nước Cho đến nay, miền Tây Nam Bộ vẫn là vùng "đói" đường cao tốc nhất. Trong khi cả nước có khoảng 1.000 km đường cao tốc thì vùng trọng điểm ĐBSCL, một trong 2 "nút kép" kết nối với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có hơn 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư hạ tầng giao thông cho ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 12,2% cả nước và giai đoạn 2016-2020 khoảng 15,5%. Hệ thống hạ tầng giao thông kém tạo ra các điểm nghẽn, kìm hãm phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Vì vậy, thông tin về 2 tuyến cao tốc ở miền Tây: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu đang được nghiên cứu triển khai là mong đợi bấy lâu nay của chính quyền, nhà đầu tư và người dân. Xét về không gian phát triển và liên kết vùng, đây sẽ là 2 tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên kết nối 2 tuyến cao tốc trục

Hạn mặn có đáng sợ?

 Trần Hữu Hiệp ĐTTC – SGGP, 18/02/2020 08:21 (GMT+7) (ĐTTCO) - Hạn mặn đang diễn ra gay gắt ở ĐBSCL. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định đến ngày 16-2 nước mặn xâm nhập sâu hơn cùng kỳ trận hạn mặn lịch sử năm 2016. Một diện tích lớn vùng lúa, rau màu, thủy sản của 7 tỉnh ven biển và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Né mặn, được lợi Ông bạn tôi, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái môi trường mê nhạc Trịnh. Ổng lý giải chuyện hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL bằng cách chế nhạc Trịnh Công Sơn, từ “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” thành “xưa nay sông biển cũng cần có nhau”, và đưa ra kết luận cần “né hạn, được lợi”. Thật vậy, các nhà khoa học đã chứng minh, lịch sử hình thành, kiến tạo, phát triển ĐBSCL hàng triệu năm qua là quá trình giao thoa sông - biển và nó vẫn đang tiếp tục diễn ra. Con người phải nương theo quy luật để chủ động thích ứng, không nên liều mình chống chọi lại với tự nhiên.  Lâu nay, ta chỉ lo dùng nước ng