Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dọn vườn

Số không (0) tội nghiệp

(LĐCT) - Số 1 - Thứ năm 03/01/2013 16:05 TS. NGUYỄN VĂN TÌNH Tại hội nghị tổng kết cuối năm của cơ quan nọ, cử tọa rất ngạc nhiên thấy vị thủ trưởng đọc báo cáo tổng kết và dõng dạc tuyên bố: "Tính đến ngày "không ba" (03) tháng "không sáu" (06) năm hai ngàn không trăm mười hai (2012), viện ta đã có thêm "không năm" (05) cán bộ bảo vệ luận án đúng thời hạn...". Mọi người ngơ ngác không hiểu tại sao lại có mấy chữ "không" thêm vào tên ngày tháng và số liệu kia. Nghe thắc mắc, cô thư ký chuyên "chấp bút" viết diễn văn cho lãnh đạo giải thích rằng, với con số thống kê mà chỉ thuộc hàng đơn vị (từ 1 đến 9) thì theo quy định, người ta nên thêm số 0 (zéro) vào cho hợp lý. Hợp lý đâu không biết nhưng thú thực, tôi vẫn cảm thấy khó nghe vì quá ư là lạ kỳ. Sợ mình là dân ngôn ngữ, kiến thức toán học có hạn, hiểu không đúng vấn đề, tôi bèn gọi điện thoại cho Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ, rồi gọi cả cho một CBGD tại k

Việt Nam nhập 4,47 tỷ đô-la điện thoại di động?

NVP ' BLOG Tờ   Tuổi Trẻ   đưa tin năm 2012 Việt   Nam   đã nhập điện thoại các loại lên tới 4,47 tỷ đô-la. Dựa vào đó, Bút Bi bình luận trên cùng số báo về “con số gây choáng” này vì bản tin xếp số điện thoại này vào nhóm hàng tiêu dùng cần hạn chế nhập khẩu với hàm ý dân Việt Nam tiêu xài phung phí. Mới nhìn qua cũng đã thấy đây là một sự nhầm lẫn. Nhập 4,47 tỷ đô-la điện thoại thì với giá bình quân mỗi chiếc là 60 đô-la (giá bình quân ghi nhận trong năm 2012) thì số lượng nhập lên đến gần 75 triệu chiếc, gần bằng dân số Việt Nam.! Với giá bình quân 300 đô-la (giá bình quân loại điện thoại thông minh ghi nhận trong năm 2012) thì số lượng nhập cũng lên đến gần 15 triệu chiếc. Kể cả cho giá bình quân 500 đô-la, tức toàn loại điện thoại cao cấp thì số lượng nhập cũng lên đến 9 triệu chiếc. Trong khi thị trường điện thoại trong năm trước đó chỉ tiêu thụ dưới 20 triệu chiếc, trong đó có khoảng 2 triệu chiếc điện thoại thông minh. Trước đó, tin tức về một thị trường đ

“Alô, rồi sao nữa”?

(LĐCT) - Số 51 - Thứ sáu 28/12/2012 11:33 PGS.TS Phạm Văn Tình Không biết từ khi nào, từ alô (allo) được du nhập vào tiếng Việt, chỉ biết rằng, từ này bây giờ đã trở thành từ cửa miệng trong mọi cuộc giao tiếp điện thoại. Bởi bất luận trường hợp nào, khi có tiếng chuông điện thoại reo, thì việc đầu tiên là chủ thuê bao nhấc máy và “alô”. Từ này cũng trở thành một từ quốc tế hoá tới mức đa số các ngôn ngữ đều dùng “nguyên dạng” trong giao tiếp điện thoại như một phát ngôn đầu tiên (trừ vài nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức...), có giá trị “xác nhận sự có mặt của nhân vật tham thoại” (trong một số trường hợp, như để gọi loa hoặc kiểm tra độ nhạy của micro người ta cũng có thể nói: “Alô, alô, đồng bào chú ý...”, “Alô, một, hai, ba, bốn...” để tập trung sự chú ý của cử tọa). Vấn đề là, từ góc độ ngữ dụng, sau tiếng “alô” kia thì người nói cần ứng xử thế nào cho hợp lý? Giao tiếp điện thoại có những nét đặc thù khác với giao tiếp thông thường. Trong nói năng hằng ngày, chún

Mau quên

Blog ' NVP Khi nói về chỉ số giá tiêu dùng năm 2012, người ta sẽ nói ngay con số 6,81%  được các quan chức và báo chỉ sử dụng. Ít ai để ý đến con số  9,21% , là chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2012 so với cả năm 2011. Thế mà vào năm 2007 đã từng có tuyên bố rằng từ nay về sau Việt  Nam sẽ chỉ dùng cách tính chỉ số giá bình quân. Lúc đó, chỉ số giá bình quân lại thấp hơn so với cách tính cùng kỳ nên có báo mới hỏi đại diện Bộ Tài chính, liệu cách tính mới là để có con số đẹp. Bộ Tài chính trả lời ngon lành: “Không phải chúng ta thấy giá cao quá thì tính theo cách mới. Cái chính là phải thông tin khách quan, trung thực, đảm bảo được thông lệ quốc tế”. Lời giải thích của một quan chức khác nghe cũng rất hợp lý, rằng “dùng chỉ số tháng 12 để kiểm soát lạm phát không phù hợp quốc tế. Chỉ mỗi tháng 12 so với năm trước gọi là cả năm thì không phù hợp. Chính phủ đồng ý từ nay sử dụng chỉ số bình quân năm.” Nay cái gọi là thông lệ quốc tế bị quên đi, người ta lại quay về c

Minh hoạ cho hàng ngàn bài thi sử điểm 0

Đây có phải là minh hoạ cho hàng ngàn bài thi sử ở các kỳ thi tốt nghiệp PTTH bị điểm 0? Không chỉ báo động việc học sử trong trường học mà còn đáng báo động ngoài xã hội. Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (22-12-1944) bị VietnamPlus của TTXVN - Hãng tin uy tín nhất nước mà tôi rất ngưỡng mộ làm "trì hoãn" mất 2 năm (đến 22-12-1946) !!! Xem chú thích ảnh bên dưới: " Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc quân lệnh số 1 Quyết định thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1946)"   Than ôi! Dân ta phải nhớ sử ta Nếu không nhớ nổi, thì tra "GOOGLE".

1001 thói xấu của người Hà Nội hiện đại

(VTC News) –  Ngoài đường phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng...Ở cơ quan, người ta “ăn cắp”, “câu giờ” của Nhà nước, kiếm chuyện làm quà, chén chú, chén anh. » 'Người Hà Nội thiếu kiềm chế khi va chạm giao thông' » 'Giải mã' việc người Đà Nẵng lên xe là đội mũ bảo hiểm » Ảnh: 1001 kiểu 'né' tắc đường của người Hà Nội Xin giới thiệu tới quý độc giả bài viết của TS. Lê Thị Bích Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa  –Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương về thực trạng văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay.  Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Những điều trông thấy, hiện hữu trước mắt cứ khiến tôi the thắt, buồn và không khỏi đau lòng. Lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt,

Người Việt ngày càng... lười?

(Petrotimes) - “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng. Và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Lười từ nhỏ... So với học sinh bây giờ, phải nói rằng, thế hệ trước, chỉ cần như 7x, 8x, những thế hệ cận kề nhất với giới trẻ bây giờ vất vả hơn nhiều, gian khổ hơn nhiều. Có thể do bối cảnh của đất nước sau khi trải qua chiến tranh với những kẻ thù đều là “đế quốc” như Pháp, Mỹ, do cơ chế bao cấp của nền kinh tế thời bấy giờ buộc người dân sống trong thời đại đó phải vật lộn như vậy, trong đó có thế hệ học sinh, sinh viên. Nhưng mặt khác, chính hoàn cảnh ấy làm cho người ta phải chăm chỉ, phải cố gắng vươn lên với chí tiến thủ gần như  tuyệt đối để thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi “áp bức” từ chính tâm lý của mình. Hồi đó, trước khi đi học hoặc sau khi đi học về, d

Quay lại chuyện "Canh gà…"

Vừa qua, dư luận báo chí, nhất là cư dân mạng, bàn tán khá nhiều về sai lầm của cô H.T.T. - một cô giáo dạy văn (Trường THCS Lomonosov, Hà Nội) khi cô cho điểm 8 vào bài bình văn của một học sinh lớp 7. Bài văn "canh gà" Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu không có một vị phụ huynh khi xem lại bài của con, phát hiện ra một lỗi "kếch xù": Câu "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương" (trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ) đã được em học sinh bình là "Người dân Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Hà Nội còn đặc sắc về những món ăn nổi tiếng như "canh gà Thọ Xương"".  Điều mà nhiều người cảm thấy "bất bình" là, cô giáo đã bỏ qua một lỗi sơ đẳng về kiến thức. Ai đời "canh gà Thọ Xương" - tiếng gà gáy báo sang canh ở Thọ Xương (tên một huyện cũ của Hà Nội) - lại

Tranh cãi quanh bức ảnh ‘khiến người Việt xấu hổ’

Cập nhật lúc :3:02 PM, 06/09/2012 (ĐVO)  Một bức ảnh được cho là của khách du lịch Việt Nam chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng “nổi sóng”. Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.  Bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội Facebook và nhiều diễn đàn của giới trẻ, gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các thành viên mạng. Nhiều thành viên khẳng định mình cảm thấy xấu hổ sau khi xem bức ảnh”. “Những người quản lý nhà hàng Thái hẳn đã nhiều lần chứng kiến những vị khách Việt Nam để lại đồ ăn thừa - điều tối kỵ trong văn hóa buffet. Mình cảm thấy thật ngượng vì bức ảnh này”, thành viên nick Ốc Sên bình luận trên mạng xã hội Facebook.  Trên diễn đàn Dienchau.com, thành viên nick Synthesis cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái: “Chuyện này b

Dùng từ gốc Hán

Thứ năm 05/04/2012 09:10 Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán đã việt hóa rất lâu, tuy vậy vẫn thường bị dùng sai. Cách đây nhiều năm, trên diễn đàn này, tôi có đánh động việc dùng sai từ “quyết liệt”. Từ này vốn có nghĩa “thật ra mặt xung đột”. Đến năm 1992, “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa   “Quyết liệt: tính từ. Hết sức mạnh mẽ, tỏ ra kiên quyết đến cùng trong hoạt động đấu tranh, chống đối. Cuộc chiến đấu quyết liệt. Chống cự quyết liệt. Thái độ rất quyết liệt”. Hồi đó tôi cho rằng không thể nói “Chỉ đạo quyết liệt”, mà “chỉ đạo cụ thể”, “chỉ đạo rành mạch”. Nhưng ngày nay cách nói thiếu chính xác này đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông, bởi đó là cách nói của các vị lãnh đạo cấp cao! Hiện nay có một số từ gốc Hán thường bị dùng sai nếu không cảnh báo sẽ có lúc phải sửa lại từ điển! * Từ   “yếu điểm”   thường bị dùng nhầm với “điểm yếu”, “nhược điểm”. Trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sách, kịch... hằng ngày đều nghe t

Húy kỵ thời nay

BÁO LAO ĐỘNG Thứ sáu 24/08/2012 16:28 Thời phong kiến húy kỵ tên của vua chúa khiến bao người tài giỏi như cụ Tú Xương (1870 -1907) đã phải "Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui". Húy kỵ còn làm biến dạng ngôn ngữ như "hoàng" biến thành "huỳnh", "cảnh" hoá ra "kiểng", đến như tên cha mẹ đặt từ đời trước cũng phải đổi lại bởi húy kỵ tên của ông vua đời sau, như Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) sau khi qua đời hơn 40 năm phải đổi thành Ngô Thời Nhiệm. Bởi vì tên của ông trùng với 2 tên của vua Tự Đức (1829 - 1883) là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm và Nguyễn Phúc Thì. Đến thời nay tưởng ngôn ngữ không còn bị húy kỵ vô lối, hóa ra nó vẫn bị nạn húy kỵ theo một dạng khác rất lạ lùng.   Nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân chuyển thể tiểu thuyết "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng sang kịch bản sân khấu cho nhà hát kịch Phú Nhuận. Gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng yêu cầu phải giữ đúng tên "Làm đĩ" của tiểu thuyết. Vậy là gặp rắc rối, Sở Văn hóa T

Bài toán rợn người

Báo Tuổi Trẻ ngày 09-6-2012 TT -   "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay". Ví dụ rợn người này vừa được phát hiện ở tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100. Tập sách này đã lưu hành trên thị trường 10 năm rồi. Tác giả không nhớ sách... của mình Chiều 8-6, tác giả Hoàng Long có thư trả lời NXB Trẻ cho biết năm 2002 ông có "liên kết với NXB Trẻ in bộ sách toán dùng cho lớp 1... Vì lâu quá rồi tôi không còn nhớ bộ sách đó mấy cuốn và tên mỗi cuốn đó là gì... Vì tuổi tác cao không còn minh mẫn nữa". Và trong thư ông Long có đoạn: "Ðến năm 2003-2004 gì đó tôi cũng không nhớ rõ, theo nhu cầu nhà sách Thành Nghĩa có mua lại toàn bộ bản quyền số sách mà tôi đã viết gồm có: số sách đã in và chưa in, tác giả do tôi đứng tên. Trong đó có bộ sách toán dùng cho lớp 1, do NXB Trẻ cấp giấy phép... Coi như bộ sách toán dùng cho lớp 1 này tôi không còn giữ bản quyền và cũng không còn trách nhiệm nữa"

Người Việt qua cách nói năng cười cợt

Blog VƯƠNG TRÍ NHÀN Trích từ chuyên mục   Người xưa cảnh tỉnh đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007 Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn Không còn lễ nghĩa liêm sỉ         Nước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ.        Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái.         Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tần, Trương Nghi (1), chiếm giải quán quân.        Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón, mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng (2)  không khác gì người điên.       Lại còn một điều xấu nữa, hễ có bất bình với ai thì phát thệ (3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng.       Thường hàng ngày cùng giao du