Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời luận

"Tôi quá hiểu cơ chế này"

Báo Tuổi Trẻ, 14/01/2014 14:26 (GMT + 7) Vài lời: Biết ông Bộ trưởng này ngoài đời, cũng đã nhiều lần họp hành chung, kể cả ngồi chung bàn tiệc (khi còn là Thứ trưởng), cũng thấy quý trọng. Nhưng dường như bác Vinh càng về gần tuổi 60 phát biểu càng thẳng ruột ngựa và tất nhiên là hay hơn. Bài này là một trong nhiều phát biểu gần đây gây chú ý. Lịch sử kinh tế VN chắc sẽ dành vài dòng ghi công bác Vinh về những cố gắng cho vấn đề "cai sữa" đầu tư công ...  TTO - Đó là nhận định của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư tại hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa VII) diễn ra tại Hà Nội vào sáng 13-1.

Tăng thuế có giảm được bia rượu?

Pháp luật TPHCM, Thứ Tư, ngày 22/1/2014 - 23:56 Mức đánh thuế như hiện nay chưa đủ sức để hạn chế tiêu dùng bia rượu. Nhưng một số ý kiến cho rằng dù giá bia tăng thì người dân vẫn… uống như thường. Số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia, tương đương số tiền 3 tỉ USD đã khiến nhiều người giật mình. Trước thực trạng đâu đâu cũng nhậu, việc gì cũng nhậu..., nhiều chuyên gia đề xuất cần áp thuế cho mặt hàng này cao hơn nữa để vừa thu ngân sách, vừa hạn chế tiêu thụ rượu bia cùng những tác hại về xã hội, sức khỏe... của nó. Đánh thuế mạnh, bớt người uống bia! Thói quen uống bia của người Việt một phần  do bia ở Việt Nam quá rẻ và dễ mua.  Hàng quán nào cũng có thể bán mà không có bất cứ quy định, tiêu chuẩn nào. Các quán nhậu thượng vàng hạ cám lại mọc lên như nấm khiến thói quen nhậu nhẹt càng được dịp lên ngôi. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng không thể để bia rượu bán tràn lan như hiện nay. “Một số nước siết ngay từ

Nông nghiệp trụ vững với khó khăn

Dân Việt  - Hôm qua (26.12) , Bộ NNPTNT đã chính thức công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2013. Theo đó, dù gặp rất nhiều khó khăn, song sản xuất vẫn tăng trưởng mạnh; xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực dù bị suy giảm đáng kể nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành vẫn tăng...  Kỷ lục mới của lương thực Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm nay ước đạt 801.200 tỷ đồng (xấp xỉ 40 tỷ USD), tăng 2,95% so với năm 2012, trong đó nông nghiệp đạt 602.300 tỷ đồng. Đặc biệt, về sản xuất nông nghiệp năm 2013 tăng trưởng khá, sản lượng trồng trọt tiếp tục vượt kỷ lục năm 2012 khi đạt tới 49,3 triệu tấn lương thực có hạt (tăng gần 559.000 tấn), riêng sản lượng lúa đạt 44,1 triệu tấn (vượt mốc kỷ lục 43,7 triệu tấn của năm ngoái). Dù gặp nhiều khó khăn, năm nay xuất khẩu nông, lâm thủy sản vẫn đạt 27,46 tỷ USD. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, năm nay có thể coi là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghi

Việt Nam tiếp nhận Kế hoạch phát triển ĐBSCL

(Chinhphu.vn) -  Sáng 16/12, tại Hội nghị cấp cao về phối hợp hỗ trợ phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ TNMT Hà Lan Schultz Van Hagen đã trao "Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long" cho Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Chính phủ Việt Nam sẽ tạo các điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để các nhà đầu tư thực hiện các kiến nghị của bản Kế hoạch ĐBSCL”. Ảnh: VGP/Thành Chung Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là kết quả  hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan trong hơn 3 năm qua, dựa trên khuôn mẫu của "Kế hoạch đồng bằng Rhine Meuse Scheld" ở Hà Lan. Hà Lan là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và đã có hơn 100 năm kinh nghiệm ứng phó với thách thức này. Do đó, những chia sẻ của Hà Lan trong bản Kế hoạch ĐBSCL sẽ có ý nghĩa thiết thực với việc ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất của vùng ĐBSCL ở nước ta. Bản Kế hoạch đưa ra những gợi ý về phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên lợi thế tự nhiê

Chuyện vỉa hè

Blog NVP Kinh tế vỉa hè là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế phi chính thức. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng kinh tế phi chính thức, hiện bằng chừng 30% nền kinh tế chính thức, đóng vai trò là tấm bình phong che chắn bão tố, là tấm đệm giảm nhẹ những cơn khủng hoảng dội vào Việt Nam. Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính  thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày. Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động. Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàn

Xin Quốc hội cẩn trọng hơn

Báo Tuổi Trẻ,  06/11/2013 06:43 (GMT + 7) TT - Trong thảo luận tại tổ và tại hội trường vừa qua, dự án luồng vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm. Bộ trưởng Bộ GTVT đã đăng đàn. Để làm sáng vấn đề thêm, tăng tính minh bạch trước khi Quốc hội quyết định, thiết tưởng cần nêu lên mấy điều bộ trưởng không nói. 1. Xuất xứ của dự án là từ tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho PMU-W của Bộ GTVT để thực hiện một báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm cải thiện sông Hậu. Trị giá của tài trợ này là 300.000 USD. Cải thiện luồng vào sông Hậu có nghĩa trước tiên là nạo vét luồng tự nhiên qua cửa Định An. Nhưng sản phẩm của PMU-W là dự án mà Quốc hội đang bàn. Dự án đã được trình và đề nghị Ngân hàng Thế giới cho vay vốn 200 triệu USD (lúc đó tương đương 3.200 tỉ đồng) để thực hiện và bị từ chối vì tính khả thi không thuyết phục và tác động lên môi trường rất lớn chưa được làm rõ. Về việc dự án bị từ chối này, rất nhiều đại biểu Quốc hội không

Thủ lĩnh, bản lĩnh và búa rìu: Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc'

Vài lời: Bài viết trên báo Tiền Phong thể hiện góc nhìn riêng của tác giả Xuân Ba. Riêng tôi thấy, ông Thống đốc này "cũng được đó chứ": trẻ, hoạt bác, quyết đoán nhanh, chấp nhận xông vào "cái mới" - ít nhất là khác với người tiền nhiệm. Còn hiệu quả thì, cũng cho ông ta thêm ít thời gian nữa, như cầu thủ mới vào sân sau khi trận đấu đã diễn ra trong tình thế đội nhà khó khăn ... Tất nhiên, ai cũng biết ông này bị "cầm đèn vàng" chót bảng trong đợt lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp QH lần trước. Nhưng như ai cũng biết, ngay cả việc lấy phiếu tín nhiệm  dầu tiên đó cũng là "vừa làm vừa rút kinh nghiệm" mà. TP - Khai mở loạt bài này có lẽ bắt đầu từ thông cáo báo chí của bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhân buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 9/2013 với các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF ở Washington DC. “Chúng tôi đã thảo luận hiệu quả về tiến bộ Việt Nam đã đạt được tron

Cần nắm những gì?

Nguyễn Vạn Phú Cho đến nay với nhiều doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, một mặt vì thông tin phân tích nhiều quá, không có điểm nhấn; mặt khác, thông tin chính thức lại hầu như không có, làm các vòng đàm phán mang màu sắc bí ẩn. TBKTSG tổ chức phần hỏi đáp sau như một dạng giải đáp thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp từng nêu ra với báo. Đây không phải là các câu hỏi đáp chính thức, nó chỉ nhằm cung cấp thông tin ban đầu mà thôi dựa vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia cộng tác viên của TBKTSG. H: TPP là cái gì mà mọi người xôn xao thế? Đ: TPP về bản chất là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước (Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada, Nhật Bản và Mỹ) trong đó các nước thỏa thuận dỡ bỏ các rào cản để thương mại được tự do tối đa. Lấy ví dụ về xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định vào cuối năm nay như tuyên bố chung của 12 nước này vừa được cô

Nếu không đổi mới mạnh mẽ, sẽ tụt hậu xa

Báo Tuổi Trẻ, 25/10/2013 07:47 (GMT + 7) TT - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu trước các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ ngày 24-10. Ông cảnh báo rằng nếu VN không đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt và khẩn trương, đặc biệt là đổi mới thể chế kinh tế, sẽ tụt hậu xa so với khu vực, thậm chí tụt hậu so với Campuchia, Lào. Chi đầu tư giảm rất mạnh Theo dự toán, chúng ta chi cho đầu tư phát triển năm 2014 là 163.000 tỉ đồng, trong đó có 36.000 tỉ đồng dự kiến thu từ đất (nhưng thị trường bất động sản đang trầm lắng nên cũng không chắc là có đủ số này). Trong khi đó, lẽ ra phải bố trí 260.000 tỉ đồng nhưng do ngân sách mất cân đối nghiêm trọng nên không thực hiện được. Trong tổng số 163.000 tỉ, cân đối cho các địa phương là 86.000 tỉ, còn 77.000 tỉ của trung ương (trừ thêm 16.500 tỉ vốn nước ngoài và vốn cân đối hỗ trợ địa phương 37.000 tỉ nữa thì cuối cùng ngân sách trung ương chỉ còn 39.000 tỉ đồng). Thực tế, chi đầu tư phát triển đang giảm rất