Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

DẶM DÀI ĐẤT NƯỚC

Không có nhiều thời gian, phải làm từ từ để ghi lại chút kỷ niệm qua các khuôn hình, nơi mình đã đi qua trên đất nước này. Không thứ tự, lớp lang, nhớ đâu ghi đó, xuất phát từ Cần Thơ, lên Sài Gòn, xuống Cà Mau, Đất Mũi, rồi ngược ra Huế, Hà Nội, Đền Hùng, Lạng Sơn, Hạ Long, về cố đô Hoa Lư ..., những dấu chân đồng bằng trên dặm dài đất nước. Ô Môn - quê tôi Sông Ô Môn những năm 1960 Chợ  huyện Ô Môn quê tôi xưa là vậy đó! "Chiều về bồng bềnh trên dòng sông Ô Môn quê tôi ...". Nhạc sĩ Triều Dâng đã giới thiệu về nơi tôi sinh ra, lớn lên và đi học cả quãng đời niên thiếu. Nơi đó hiện ba, má, anh chị em tôi - những người nông dân quê vẫn bám quê sống cuộc đời bình dị ... Cần Thơ - Tây Đô Nhà mình chỉ cách Cần Thơ 20 Km, vốn gốc dân quê, nghèo, nên mãi dến năm 15 tuổi (1982) lần đầu tiên mình mới đặt chân đến Tây Đô cùng đội thi học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn năm đó, tá túc 1 đêm ở Trường cấp III TP. Cần Thơ (nay là trường Đoàn Thị Điểm). Đêm, mấy thằng nhà qu

MỘT THOÁNG ANGKOR (Ký sự ảnh)

Vẫn một ngày đầu năm 2010, có dịp đến đất nước Chùa Tháp, vào Angkor, đi bên những thành quách nguy nga một thời nay hoang phế, nghĩ về thời hoàng kim "Văn minh Angkor". Quần thể Angkor trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những tượng người tạc trên vách tường rào mất đầu ... . Angkor vẫn đẹp, kỳ bí và có sức hấp dẫn lạ lùng. Ăngkor - 1/6 kỳ quan thế giới (chứ không phải kỳ quan thiên nhiên do người ta vận động, nài nỉ, ép buộc, hăm dọa ... phải bỏ phiếu!) đang hiển hiện, trầm mặc, suy tư, không chỉ là những hoài niệm của quá khứ vinh quang mà dường như đang nhìn về một tương lai đang còn ở phía trước ... Dấu chân lịch sử Nụ cười Angkor? Nụ cười Angkor? Tây học sử Phương Đông Những đứa trẻ đường phố ở Siêm Riệp mời chào mua hàng bằng 3 thứ tiếng (Anh, Việt, Khmer)  Những đứa trẻ bán hành đường phố Hoàng Cung ở Phnom Penh vẫn tĩnh lặng  Bayon trầm mặc Bayon có còn cười?      

GIÓ BỤI BIỂN HỒ

Một ngày đầu năm 2010, một buổi lang thang trên đê Biển Hồ, gặp bao cảnh đời, người Khmer có, người Việt lang bạt xa quê có, những khuôn ảnh này là nét chấm phá ghi lại những mảnh đời đó ... Đường đến Biển Hồ Dế cơm chiên giòn đây! Những mảnh đời ngược xuôi mua gánh bán bưng  Ai bải Biển Hồ là túi cá? Những người này nhọc nhằng kiếm từng con cá  Ba mẹ chúng là ai?  Đời vẫn vui qua những nụ cười rám nắng Biển Hồ