Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ảnh đẹp

Sưu tầm qua Blog TÔI THÍCH ĐỌC Áo dài được làm bằng 1.000 bao lì xì. Ai mà được lì xì nhiều tiền dữ vậy ta?

Phan Thị Bích Hằng chia sẻ kỳ bí về người cõi âm

Vài lời: Chuyện thực hư chã rõ, ngoài tầm hiểu biết của tôi. Đọc để theo dõi. Tin hay không tuỳ mỗi người. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng muốn viết cuốn sách về thế giới tâm linh thông qua những sự việc kỳ bí bà chứng kiến trong 23 năm qua. Bà Phan Thị Bích Hằng chia sẻ về thế giới mà bà gọi là vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà, không xảo trá:  " Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người thế nào nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác. Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi . Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sĩ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.Như lần đi tìm mộ liệt sĩ Phùn

Tây Nam Bộ: Hướng về chủ quyền biên giới, biển đảo quê hương

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 400 km biên giới trên bộ giáp với Campuchia và là địa bàn duy nhất của cả nước giáp biển Đông, biển Tây với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia. ĐBSCL có thềm lục địa và hải phận rộng lớn, giàu tiềm năng thủy sản, dầu khí, du lịch biển đảo và lợi thế đặc biệt liền kề với luồng hàng hải sôi động nối liền Đông – Tây, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Cảng biển An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Vùng 5 Hải quân, Vùng cảnh sát biển 4, Quân khu 9, tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành trong vùng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về chủ quyền biên giới , b iển đảo quê hương”. Chương trình nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc ta và các thế hệ cha ông vùng đất Chín Rồng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; nâng cao ý thức chủ quyền biên giới, biển đảo, thiết thực kỷ niệm

Chuyện tử tế

"Chuyện tử tế" là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế" tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?". Nguồn tư liệu cũ cho rằng, "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế" đến được với khán giả sau khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào năm 1987. Tác phẩm sau đó đã giành giải "Bồ câu bạc" tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại.  Hỡi những ai nhân danh làm  khoa học,  nghệ thuật, văn chương, những người cầm bút, cầm máy, kể cả cầm quyền, hãy

Cần tính kỹ hiệu quả dự án bôxit

'Dừng dự án bô xít là không khả thi' Giá 6 tấn bôxit bằng 1 tấn cà phê! Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit Dừng làm cảng phục vụ dự án bô xít Tây Nguyên Ông Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện CODE (DĐĐT) - "Cứ làm theo kiểu “đâm lao phải theo lao” có thể chúng ta sẽ càng lún sâu vào những khó khăn. Nhất là khi tất cả những tính toán về kinh tế chưa tính hết thiệt hại về môi trường và xã hội." Sau khi nhận được văn bản của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) gửi báo chí ngày 24/2 công bố về một số vấn đề liên quan đến dự án bôxit, Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi xung quanh nội dung văn bản này với ông Phạm Quang Tú, Viện phó Viện Tư vấn phát triển (CODE), người từng trực tiếp khảo sát tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng.

KÝ ỨC VỀ TỜ TIỀN 30 ĐỒNG

Đăng lại từ Blog TÔI THÍCH ĐỌC Vài lời: Tôi thích bài viết ngắn này và nhớ lại bài báo cũ của tôi "Dọc đường du lịch". Trong khi tiền xu ở nhiều quốc gia mà ngay cả các đại gia, tài phiệt cũng phải dùng (mua báo, nước uống ... tại các máy bán hàng tự động nơi công cộng, hay do giá hàng hoá thường có số lẻ 8, 99 USD ... nên phải phồi tiền), thì tiền xu hay tiền chì, tiền kim loại ở Việt Nam một thời chẳng được tích sự gì, gây bao phiền toái. Những đồng kim loại có mệnh giá 200 đồng, 1.000 đồng (phát hành ngày 17-12-2003), 500 đ, 2.000 đ (phát hành ngày 01-4-2004), ... mà chi phí để "sản xuất" tiền chắc là cao hơn giá trị của nó. Tôi nhớ, ở Cần Thơ vào khoảng năm 2005, có một nghiên cứu khoa học của nhóm bác sĩ nhi đồng về hệ luỵ của ung thư vòm họng trẻ con do nuốt phải tiền xu. Vậy nên, đồng tiền tự nó đã "chết yểu". Đọc để ngẫm về yêu cầu "điều hành tiền tệ chặt chẽ" trong khi tin đồn phá giá đồng tiền, quan chức ngân hàng bị tóm ...  làm đ

Hà Tiên - Hội An của miền Tây

Trần Hữu Hiệp Bài trên Báo Lao Động số 41 - Thứ ba 26/02/2013 Hà Tiên nằm ở phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, có đường biên giới giáp Campuchia dài 13,7km với 2 cột mốc quốc gia 313, 314 và cửa khẩu quốc tế; giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22km, chỉ cách Phú Quốc 45km, là phần đất liền gần nhất với đảo ngọc quốc gia. Từ cuối thế kỷ XVII, Hà Tiên đã trở thành một thương cảng sầm uất, một mắc xích quan trọng ở phía đông vịnh Thái Lan, trên tuyến hàng hải thương mại châu Á, là điểm đến quan trọng của các đoàn thương thuyền Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc ASEAN ngày nay. Hà Tiên là vùng đất giàu tiềm năng, có lịch sử phát triển lâu đời, đang đảm nhiệm chức năng của một trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, là đầu mối giao thông, giao thương, một đô thị cửa khẩu, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL. Tại Hà Tiên, vừa diễn ra chuỗi các hoạt động lễ hội kỷ niệm 277 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và năm văn hóa - du lịch Hà Tiên 2013. Tượng M

Đi xem hạt lúa quê tôi - THVL1

Click vào để xem VideoClip