Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Kỳ tích vay nợ mua chữ cho con

(LĐ) - Số 48 - Thứ tư 06/03/2013 06:13 P hóng sự  của Nhật Hồ Ông Tư Trì (người thứ 2 từ phải sang) tại Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học toàn quốc năm 2004, dù mặc comlê nhưng chân vẫn mang dép. Chỉ viết và ký được tên mình, nhưng ông Tư Trì ở ấp Ninh Tiến, xã Bình Quới, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) là cha của 9 người con toàn là kỹ sư, bác sĩ. Người đàn ông 81 tuổi ấy chưa từng một lần mang giày trong đời. Có lần ông mặc comlê, thắt càvạt dự Đại hội gia đình, dòng họ hiếu học toàn quốc tại Hà Nội, nhưng chân vẫn mang… dép. Đơn giản vì hai bàn chân to bè, nứt nẻ và thô kệch, là vết tích của những tháng năm quần quật, tảo tần nuôi con ăn học. Đã qua tuổi 81, nhưng ông Tư Trì vẫn khoẻ mạnh lạ thường. Hằng ngày chăm sóc mảnh vườn sau nhà và nuôi một lúc đến 20 con heo. Ông phân bua: “Già rồi, ruộng nương đã chia cho con cháu, còn chút ít mấy đứa nhỏ cũng không cho làm, mà cho người ta thuê. Ở không buồn lắm, nuôi con này con kia vậy mà”. Vay nợ, mua chữ cho c

Cá tra đô - mi - nô

Hữu Hiệp Ngày 02-3-2013, tại “Vương quốc cá tra” An Giang đã diễn ra đại hội thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam. Đó là kết quả “thai nghén” gần 5 năm của người nuôi, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm chủ lực vùng sông nước Cửu Long đã vươn tầm ra hơn 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vũ điệu người nuôi cá Việc ra đời Hiệp hội , mở ra nhiều kỳ vọng đưa cá tra trở lại bầy đàn, tăng cường liên kết, hoàn hiện chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực vùng. Song, Hiệp hội cũng đang đứng trước nhiều thách thức . Theo các chuyên gia trong ngành, thời gian qua đã có khoảng 50% doanh nghiệp cá tra “chết đứng ”, hàng loạt người nuôi “treo ao” . Hiệu ứng “cá tra đô-mi-nô” nợ nần dây dưa, luẩn quẩn. Người nuôi – doanh nghiệp thiếu liên kết, “mạnh ai nấy làm”; ngành cá tra lao đao, bất ổn, thiếu bền vững. Trong bối cảnh nhiều Hiệp hội hoạt động “hành chính hoá”, sơ cứng, kém hiệu quả, là “cõi đi về” của nhiều quan chức sau nghỉ hưu, đặt ra cho Hiệp hội cá tra Việt Nam yêu

NHÌN NHẬN QUY ĐỊNH PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 DƯỚI CÁI NHÌN KHOA HỌC VÀ HỘI NHẬP

Posted on   04/03/2013   by Civillawinfor THS. VŨ THỊ MINH HỒNG – Phó Trưởng Ban Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban TW Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Đặt vấn đề Pháp luật Dân sự và Thương mại nước ta trong thời kỳ hội nhập và thách thức này có tạo cơ hội tương thích giữa thị trường và xã hội, cơ hội hỗ trợ giữa Pháp nhân vì lợi nhuận và pháp nhân vì lợi ích công cộng chưa ? Đó là câu hỏi được trả lời phần nào khi chúng ta nhìn nhận lai chế định pháp nhân trong Bộ Luật dân sự năm 2005.   Thể chế mở ngày nay ở khu vực thị trường với sự lớn mạnh của các doanh nhân cũng đang kéo theo sự phát triển của các thực thể phi lợi nhuận như hội và các dạng hội khác mang yếu tố lưỡng tính hay là pháp nhân không đầy đủ. Các thực thể hai khu vực này đang đan xen với nhau, đang hỗ trợ nhau bởi có chung một yếu tố là  lợi ích công chúng . - Trong khi doanh nghiệp thu hút và tạo việc làm cho công nhân, nông dân công nghiệp và giới chủ cũng như tầng lớp chuyên gia kỹ thuật, thì tổ chức phi lợi nhuận tron

Vì tin “bác sĩ” Google

Vài lời: Rõ khổ! Hết trẻ con nghiện game, nhiều người nghiện Internet, đọc báo mạng bị cuống hút theo trào lưu, đến khổ vì tin "bác sĩ mạng".   MỸ DUNG | 01/03/2013 TT - Do quá tin vào công cụ tìm kiếm và tra cứu thông tin trên mạng (điển hình là Google), nhiều ông bố, bà mẹ đã chuốc lấy hoang mang, thậm chí để lỡ thời cơ chữa bệnh cho mình, cho con hoặc dùng sai thuốc. Cảnh giác “bác sĩ Google” (20/04) Cai nghiện Internet khó như ma túy (01/03) Chị N.K.D., có thai 35 tuần tuổi, tự đi siêu âm và kết quả siêu âm cho biết chỉ số ối 15-16cm. Dù bác sĩ siêu âm yêu cầu về hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, nhưng chị đã tự tìm đến “bác sĩ” Google. Sau khi đọc hàng loạt thông tin trên mạng, chị N.K.D. “biết” mình bị dư ối. Với những cảnh báo từ “bác sĩ” Google, chị đâm hoang mang và rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục. Tiếp tục những ngày sau đó, chị lại tự tra cứu Internet tìm phương pháp điều trị để giảm lượng ối mà không hỏi đến ý kiến bác sĩ chuyên môn. Đánh m

Ảnh đẹp

Sưu tầm qua Blog TÔI THÍCH ĐỌC Áo dài được làm bằng 1.000 bao lì xì. Ai mà được lì xì nhiều tiền dữ vậy ta?

Phan Thị Bích Hằng chia sẻ kỳ bí về người cõi âm

Vài lời: Chuyện thực hư chã rõ, ngoài tầm hiểu biết của tôi. Đọc để theo dõi. Tin hay không tuỳ mỗi người. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng muốn viết cuốn sách về thế giới tâm linh thông qua những sự việc kỳ bí bà chứng kiến trong 23 năm qua. Bà Phan Thị Bích Hằng chia sẻ về thế giới mà bà gọi là vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà, không xảo trá:  " Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người thế nào nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác. Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi . Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sĩ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.Như lần đi tìm mộ liệt sĩ Phùn

Tây Nam Bộ: Hướng về chủ quyền biên giới, biển đảo quê hương

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 400 km biên giới trên bộ giáp với Campuchia và là địa bàn duy nhất của cả nước giáp biển Đông, biển Tây với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia. ĐBSCL có thềm lục địa và hải phận rộng lớn, giàu tiềm năng thủy sản, dầu khí, du lịch biển đảo và lợi thế đặc biệt liền kề với luồng hàng hải sôi động nối liền Đông – Tây, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Cảng biển An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Vùng 5 Hải quân, Vùng cảnh sát biển 4, Quân khu 9, tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành trong vùng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về chủ quyền biên giới , b iển đảo quê hương”. Chương trình nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc ta và các thế hệ cha ông vùng đất Chín Rồng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; nâng cao ý thức chủ quyền biên giới, biển đảo, thiết thực kỷ niệm

Chuyện tử tế

"Chuyện tử tế" là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế" tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?". Nguồn tư liệu cũ cho rằng, "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế" đến được với khán giả sau khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào năm 1987. Tác phẩm sau đó đã giành giải "Bồ câu bạc" tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền để phát lại.  Hỡi những ai nhân danh làm  khoa học,  nghệ thuật, văn chương, những người cầm bút, cầm máy, kể cả cầm quyền, hãy