Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Khai quật mộ cổ hiếm thấy ở ĐBSCL

Ngày 26.4, Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bến Tre khai quật ngôi mộ cổ tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, H.Chợ Lách, Bến Tre (ảnh).   PGS-TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học - Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, người chủ trì khai quật, cho biết đây là ngôi mộ được hình thành trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thuộc dạng mộ hợp chất với các thành phần như vôi, cát, nhựa ô dước kết hợp với nhau. Mộ hiếm thấy ở ĐBSCL và có quy mô không thua kém mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM), song mộ Trương Tấn Bửu chỉ là mộ đơn còn đây là mộ song táng. Dự kiến đợt khai quật diễn ra trong 10 ngày trên diện tích 100 m2. Các hiện vật thu được qua khai quật sẽ do Bảo tàng tỉnh Bến Tre bảo quản, gìn giữ. Tin, ảnh:  Khoa Chiến >> Bến Tre khai quật mộ cổ >> Khai quật mộ cổ bên sông Sài Gòn >> Phát hiện mộ cổ 3.500 năm ở Ai Cập >> Mộ cổ 300 năm ở Quốc Oai

1% sẽ ăn hết của 99%

Nguyễn Vạn Phú Thứ Năm,  24/4/2014, 09:32 (GMT+7) “Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”. Thomas Piketty (TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ  New York Times . Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”. Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng? Trước

Việt Nam thiếu doanh nghiệp cỡ ‘vừa’

Báo Thanh Niên, ngày 28-4-2014 Đó là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trước thềm  Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp  diễn ra hôm nay (28.4). Doanh nghiệp tư nhân cần một luồng sinh khí mới từ đột phá chính sách - Ảnh: Ngọc Thắng “Đội thuyền thúng” bơi ra biển lớn Sau nhiều năm phát triển nhưng chúng ta vẫn chưa có được những doanh nghiệp (DN) có tên tuổi, thương hiệu lớn mang tầm khu vực, ông nghĩ gì về việc này? Đúng là chúng ta vẫn chưa tạo ra được một thế hệ các “nhà công nghiệp” gắn liền tên tuổi với sự hình thành và phát triển của các thương hiệu lớn; gắn các cụm ngành công nghiệp quốc gia vươn ra được thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với các đối tác quốc tế. Không chỉ thiếu DN dẫn đầu, mà VN còn thiếu cả một khu vực đủ lớn các DN cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới, trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong hơn 500.000 DN thì các DN cỡ lớn chỉ c

Phát huy vai trò “đầu tàu” trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Báo Cần Thơ, Chủ nhật, 27/04/2014 21 giờ 29 GMT+0 Trong liên kết “4 nhà” (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân), Nhà nước đóng vai trò cầu nối gắn kết nông dân-doanh nghiệp (DN) và “đặt hàng” cho nhà khoa học nghiên cứu, sáng chế các tiến bộ kỹ thuật, giống lúa mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đồng thời, đề ra những chủ trương, chính sách định hướng giúp ngành lúa gạo phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Để phát huy vai trò “đầu tàu” trong liên kết cần sự thống nhất về chủ trương và quyết sách kịp thời của nhà nước. Định hướng sản xuất Những năm qua, mặc dù sản lượng lúa gia tăng hằng năm nhưng ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam thường thấp hơn gạo cùng nhóm của Thái Lan. Điều này làm giá lúa trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng giảm, nhất là vào những lúc nông dân thu hoạch rộ. Cùng với đó là tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, giá thành sản xuất liên tục tăng… Để từng bước khắc phục tình trạng này, Chính phủ,

Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả

Báo Cần Thơ, Thứ hai, 28/04/2014 08 giờ 45 GMT+0 Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014, ngày 27-4, Viện Âm nhạc quốc gia và UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT. Hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ nhân khu vực Nam bộ đã trình bày những hiểu biết, suy nghĩ về ĐCTT và thống nhất quan điểm cần phải hiểu đúng và yêu mến thì mới có cách bảo tồn và phát huy có hiệu quả Di sản của nhân loại. Báo Cần Thơ xin lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại hội thảo. Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê: Thuở nay, chưa có loại hình âm nhạc nào gọi là “chơi” như ĐCTT Nếu như những loại hình âm nhạc khác người ta gọi là trình diễn, biểu diễn thì ĐCTT được gọi là “chơi ĐCTT”. Điều này thể hiện tính ngẫu hứng, tâm tấu, đồng điệu giữa người đờn ca và người nghe. ĐCTT có 20 bài bản Tổ và một số bài nhỏ, người ta gọi là lòng bản. Nhưng khi chơi, người đờn không cần rập khuôn theo lòng bản mà thêm

Ngọt ngào giai điệu phương Nam

TRẦN HIỆP THỦY SGGP Chủ nhật, 27/04/2014, 00:30 (GMT+7) Festival đờn ca tài tử quốc gia đang diễn ra từ ngày 24 đến 29-4 trên đất Bạc Liêu - quê hương bài Dạ cổ hoài lang. Lịch sử ghi lại rằng, từ những thập niên giữa và cuối thế kỷ thứ 17, những đoàn người hướng về phương Nam, trong hành trang mang theo có cả những âm điệu quê nhà. Sự thay đổi của phong thổ, đất đai cùng sự hào phóng của thiên nhiên nơi vùng đất mới đã làm thay đổi tính cách những lưu dân, họ trở nên rộng mở hơn, thoải mái hơn… Lần hồi đã hình thành nên tính cách phóng khoáng, hào hiệp, nghĩa tình của những người dân phương Nam; hình thành nên văn hóa sông nước, văn minh miệt vườn và hòa quyện trong giao thoa của nền văn hóa cộng cư Kinh, Khmer, Hoa…  Cùng với đó, một loại hình nghệ thuật mới ra đời trên nền tảng âm nhạc cung đình Huế, nhạc lễ Nam bộ, cùng những điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng, đó là đờn ca tài tử Nam bộ. Để vơi đi nỗi nhớ cố hương, bớt đi sự vất vả cực nhọc, hiểm nguy, những lưu dân vùng đất mớ

Cấp bách cải thiện năng lực cạnh tranh

                                                                                                                                  Trần Hữu Hiệp Báo điện tử Dân Việt ngày 26-4-2014 Sau khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 được công bố, lãnh đạo nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã tổ chức họp đánh giá, phân tích nghiêm túc kết quả PCI, "đặt hàng” bộ máy tham mưu phải có giải pháp và quyết tâm cải thiện thứ hạng. Các cuộc hội thảo diễn ra liên tiếp tại các tỉnh... ĐBSCL - “vùng sáng” trong bản đồ PCI cả nước Mặc dù có sự trồi sụt về thứ hạng, nhưng nhìn tổng thể, ĐBSCL tiếp tục là “vùng sáng” trong bản đồ PCI cả nước. Mảng sáng chung của các địa phương dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp chính là tính năng động của chính quyền, chi phí thời gian, chi phí không chính thức thấp, gia nhập thị trường – các chỉ số thành phần cấu thành kết quả PCI của các tỉnh, thành trong vùng liên tục đạt điểm số khá tốt nhiều năm liền. Đó chính là “phần mềm bù lỗ” ch