Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Trồng lúa bán … không khí

                                                                                                                              Trần Hữu Hiệp Bài trên báo Nông nghiệp Việt Nam PGS.TS Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ nói vui: “Các em sinh viên hăng hái đo đếm, lấy khí … quý thầy”. Thật ra đó là khí thải môi trường của nhóm nghiên cứu do GS.TS. Lê Quang Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐKH chỉ đạo; khí thải chăn nuôi do GS.TS. Nguyễn Văn Thu theo dõi. Còn khí … thầy Sánh là khí thải canh tác lúa thời biến đổi khí hậu (BĐKH). Số báo đăng bài “Ông Tam Nông” chổng mông đo … khí thải PGS. TS. Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Phát triển ĐBSCL – MDI thường được bạn bè, đồng nghiệp gọi là ông “tam nông, liên kết vùng”. Vốn là người có nhiều ý tưởng “gàn gàn”, nhà khoa học “Hai Lúa” này hơn 10 năm trước đã đề xuất “đóng cừ sạn, phá bờ mẫu, mở rộng ruộng lúa để liên kết hợp tác nông dân làm ăn lớn”. Thời đó, nhiều người bảo ông thầy giáo lo chuyện bao

Thế là hai vợ chồng cãi nhau!

Vợ tôi hỏi: Trên TV có gì lạ không anh ? Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bậm, chắc tại em quên lau. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Cuối tuần, vợ tôi muốn đi đến một nơi thật đắt tiền. Tôi chở bả tới cây xăng (gas station) gần nhà. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Ngày mai sinh nhật bà xã tôi, tôi hỏi bả muốn gì? Bả nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 tới 200 trong vòng 3 giây. Tôi mua cho bả cái cân nhỏ để trong phòng tắm. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Vợ tôi khỏa thân đứng trước tấm gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi: Em thấy hình như em ốm đi và giảm cân một chút phải không anh? Tôi nói: Chắc em cần phải đi bác sĩ mắt khám lại. Thế là hai vợ chồng cãi nhau.  ______________________________ ____________________ Vợ tôi khỏa thân đứng trước gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi:

Đại học tư: Trương Ba hay hàng thịt?

                                                                             Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 23/08/2014 08:15 (GMT + 7) TT - Vẫn là câu hỏi cũ chưa có lời giải mới: Đầu tư tư nhân cho giáo dục đại học ở Việt Nam vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Đại học ngoài công lập là “chàng Trương Ba” hay “anh hàng thịt”? Những bức xúc từ hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng diễn ra hôm 15-8, những bất đồng dẫn đến tranh chấp, xung đột lợi ích nghiêm trọng xảy ra tại Đại học Hoa Sen, Hùng Vương (TP.HCM) và một số trường trước đó... đã bộc lộ “khe hở” không chỉ liên quan đến các quy định pháp lý mà còn là vấn đề tư duy, triết lý giáo dục, nhìn từ sự phát triển các trường đại học ngoài công lập thời gian qua. Luật giáo dục đại học năm 2013 quy định: cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Phần lợi nhuận tích lũy được hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ s

Ký ức tuổi thơ với những trò chơi con trẻ ngày xưa

VnExPress,  10-02-2014 Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt…  Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi. hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối. 2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca   Một mốt, một mai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề…   Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột… Trò chơi con quay của các bé trai. Trò đánh sỏi là niềm ưa thích của con gái mỗi giờ ra chơi. Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương. Cánh diều tuổi thơ ngày xưa thường được làm từ khung tre, dán giấy vở học s
Hà Tiên trong mắt tôi Trần Hữu Hiệp Báo diện tử Dân Việt, ngày 21-8-2014 "Tôi nhớ hoài một chiều, dừng chân ghé thăm miền ước mơ. Hà Tiên mến yêu, đẹp như xứ thơ, xa cách tôi còn nhớ". Đó là lời bài hát Hà Tiên đã đi vào lòng bao thế hệ người Miền Tây và nhiều du khách. Lê Dinh - Tác giả bài hát, nghe nói là một trung úy ngụy. Nhưng nhiều cán bộ cách mạng mà tôi biết vẫn thuộc làu và hát rất hay bài này của một người đứng ở bên kia chiến tuyến. Vậy mới biết, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người không phân ranh giới. “ Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi ” - Vùng đất ngước mặt ra biển, dựa lưng vào núi, vốn được khai phá từ thời Mạc Cửu, những con người bất phục triều đình Mãn Thanh trôi dạt về phương Nam, được nhà Nguyễn thu phục. Từ cuối thế kỷ XVII, nơi đây đã là một thương cảng sầm uất, một mắc xích quan trọng trong vịnh Thái Lan, tuyến hàng hải châu Á, là điểm đến quan trọng của các đoàn thương thuyền Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc

Kỷ luật như không

Trần Hiệp Thủy Báo Tuổi Trẻ, 15/08/2014 01:53 (GMT + 7) TT - Mấy ngày qua, báo chí đưa tin hàng loạt “quan chức bị kỷ luật”, thể hiện thái độ cương quyết của người đứng đầu các bộ, ngành. Nhưng qua đó cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần suy ngẫm trong việc thực thi công vụ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Được nhắc đến nhiều nhất là Bộ trưởng giao thông vận tải với hàng loạt vụ việc “phê bình nghiêm khắc”. Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc và 4 cá nhân của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã phải nhận “kỷ luật” vì trách nhiệm liên quan sự cố kiểm soát không lưu “trời ơi” xảy ra tại sân bay Đà Nẵng. Trước đó, một số cá nhân và đơn vị trong ngành cũng đã nhận “hình thức kỷ luật” này do có lỗi dẫn đến làm lún, nứt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tập thể lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), Ban QLDA cũng bị “phê bình nghiêm khắc” do trong quá trình thực hiện dự án đã để xảy ra các sai sót theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước vào đầu

Trường phi lợi nhuận ở VN: có khả thi?

Báo Tuổi Trẻ, 13/08/2014 05:38 (GMT + 7) TT - Có thể, với hai điều kiện: thứ nhất, có một khung pháp lý rõ ràng về sở hữu nhằm phân biệt với trường vì lợi nhuận. Thứ hai, cần cơ chế thích hợp để tạo nguồn vốn. Khung pháp lý hiện nay đang trộn lẫn trường vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Các đại biểu dự đại hội cổ đông bất thường ĐH Hoa Sen ngày 2-8 - Ảnh: NHƯ HÙNG Nặng mùi doanh nghiệp "Lợi dụng sự nhập nhằng và những khe hở pháp lý, không ít trường ĐH xử sự như một doanh nghiệp vì lợi nhuận, nhưng lại tự xưng mình là trường không vì lợi nhuận để đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước và ủng hộ của công chúng" Về sở hữu, theo các văn bản hiện hành, kể cả văn bản mới nhất và chi tiết nhất là nghị định 141/NĐ-CP ngày 24-10-2013, cả hai loại trường này đều thuộc sở hữu tư nhân, đều có cổ đông, có cổ phần và vốn góp. Điều này thể hiện rõ tính chất doanh nghiệp và chỉ phù hợp với trường vì lợi nhuận mà không thích hợp với trường kh