Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thư viện VideoClip: KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐBSCL

Bệ phóng cho ĐBSCL

TS TRẦN HỮU HIỆP 12-09-2020 - 06:55 | Trong nước Chia sẻ Nghị quyết 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ quan điểm: "Đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng Cần Thơ mà còn là nhiệm vụ của cả vùng ĐBSCL và cả nước, trong đó nguồn lực nội tại của TP là chủ lực, nguồn lực trung ương có vai trò hỗ trợ". "Cần Thơ là đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL thuộc nhóm các TP phát triển khá ở châu Á". Cần hiện thực hóa tầm nhìn đó với các thang đo cụ thể hơn bằng luận cứ khoa học chắc chắn và thực tiễn phong phú. Kết quả cuối cùng vẫn là lời giải cho bài toán kinh tế, bố trí nguồn lực "đầu vào" đúng nhu cầu, khả năng đáp ứng và kết quả "đầu ra" trên cơ sở các tiêu chí định lượng và hiệu quả xã hội "chất lượng cuộc sống của người dân" TP Cần Thơ. So sánh "trình độ khá" của TP Cần Thơ trong mối tương quan với "các TP châu Á"

THVL | Bàn trà Xuân: Đồng bằng hội nhập (28/01/2017)

EVFTA Check in đường bay mới

TS. Trần Hữu Hiệp Thứ Ba, 9/7/2019 07:47 (ĐTTCO) - Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), được ví như “đường bay mới” doanh nghiệp Việt, cơ quan quản lý và các tác nhân liên quan đang “check in” cho hành trình mới, đòi hỏi phải tận dụng tối đa thời cơ vàng để nâng cao năng lực thích ứng trước cơ hội và thách thức mới.   Đường bay phía trước EVFTA và EVIPA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với những cam kết sâu rộng và toàn diện, không chỉ trong thương mại hàng hóa, đầu tư với cơ chế thực thi chặt chẽ, còn bao gồm những lĩnh vực “phi truyền thống”. Trong đó có những cam kết mới chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, dù đã phổ quát ở châu Âu, liên quan cải cách thể chế, lao động xã hội, thành lập tổ chức công đoàn của người lao động, mua sắm công của Chính phủ...  Yêu cầu cải cách thể chế, đổi mới công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như cam kết thực thi các quy đị

Đổ thừa cho ông trời!?

TRẦN HIỆP THỦY 24-10-2020 - 08:04 | Trong nước Chia sẻ Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) nên lũ lụt hoành hành ở miền Trung những ngày qua cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Nhưng đằng sau câu chuyện thiên tai luôn là hậu quả của nhân tai. Nguyên nhân lũ cuốn, sạt lở đất có phải chỉ do BĐKH hay chính con người đã góp phần làm trầm trọng hơn tình hình? Chúng như những cú đấm bồi lên thân thể thiên nhiên và hậu quả là người dân lãnh đủ. Không thể phủ nhận với thái độ vô can trước chuỗi đập thủy điện, tình trạng xả nước hồ chứa thất thường để vận hành thủy điện từng gây thiệt hại nghiêm trọng và nhất là nạn phá rừng tự nhiên diễn ra nhiều năm qua có thể thấy qua phương tiện thông tin đại chúng hay từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu khoa học đã cảnh báo. Khó có thể thuyết phục người dân khi người quản lý đưa ra số liệu thống kê cộng trừ "6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có diện tích rừng

Cú đấm bồi của nhân tai

TRẦN HIỆP THỦY SGGP   Thứ Hai, 26/10/2020 05:55 Nước dâng, lũ cuốn, sạt lở đất thất thường vùi lấp nhiều mạng người phải chăng chỉ do thiên tai? Có thật sự tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản, hàng loạt công trình thủy điện bức tử các dòng sông ở miền Trung lâu nay bị lên án đều vô can? Lòng tham, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, phát triển thiếu tầm nhìn và năng lực quản lý yếu kém ở từng nơi, từng lúc cần được nhận diện, khắc phục, đấu tranh ngăn chặn chứ “việc này không thể cứ đổ ông trời là xong”.  Trong bối cảnh đó, khẳng định như đinh đóng cột của người có trách nhiệm quản lý ngành lâm nghiệp rằng “lũ lụt ở miền Trung do biến đổi khí hậu, không phải do phá rừng”, đi ngược lại với đa số ý kiến người dân, xét về góc độ chuyên môn lẫn xã hội đều không mang lại sự đồng thuận! Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan hơn, thất thường hơn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn… là vấn đề toàn cầu, ai cũng biết. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu

Nông nghiệp xanh - Kỳ 21: Gạo Việt trước cơ hội thị trường mới