Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyển đổi sản xuất lúa gạo thành ngành kinh tế năng động và hiệu quả

 Báo Hải Quan -    20:37   |   18/11/2022 (HQ Online) - Đó là ý kiến được nêu ra tại hội thảo Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa do báo Thanh niên tổ chức ngày 18/11. Những mối đe dọa đối với hoạt động sản xuất lúa gạo ở châu Á 500 tấn gạo thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” được xuất khẩu thành công sang châu Âu Sản xuất lúa gạo chuyển dịch tích cực theo tín hiệu thị trường Hội thảo có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành lúa gạo Bà Trần Thị Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, ngành lúa gạo phát triển mạnh mẽ không chỉ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần nâng cao, khẳng định vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể, sau hơn 30 năm xuất khẩu gạo (từ năm 1989), hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sản lượng tăng từ 1,4 triệu tấn năm 1989 lên 6,24 tr

Hiến kế làm giàu cho người trồng lúa ĐBSCL

 Báo  Thanh Niên         07:09 - 19/11/2022       3   THANH NIÊN Là cường quốc lúa gạo nhưng người nông dân trồng lúa chưa giàu; Chuyển đổi thế nào để phát huy lợi thế của cây lúa; Làm sao để thu hút vốn đầu tư vào vùng đồng bằng trù phú bậc nhất  thế giới  của VN?... Tất cả những vấn đề nóng bỏng nhất về  phát triển kinh tế  của vùng ĐBSCL đã được các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu phân tích, hiến kế, đề xuất tại Hội thảo “Phát triển ĐBSCL, giải pháp từ cây lúa” do Báo Thanh Niên phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức sáng qua (18.11). Đại diện ban ngành,  doanh nghiệp  và những chuyên gia hàng đầu tham dự hội thảo Người nông dân muốn bỏ cây lúa vì nghèo? Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Quốc Phong, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đánh giá chưa bao giờ ĐBSCL nhận được sự quan tâm nhiều như hiện nay. Với vị thế của một vùng đất nông nghiệp, vựa lúa lớn nhất nước, ĐBSCL đang kỳ vọng chờ đón nhiều chính sách, giải pháp để bứt phá, phát triển. Dẫn Báo cáo kinh tế thường n

Cân bằng lợi ích trong xuất - nhập khẩu gạo

 Trần Hữu Hiệp Báo Người Lao Động,  21-11-2022 - 06:32 Một lần nữa, số liệu tăng đột biến lượng gạo Ấn Độ nhập khẩu vào nước ta đã dấy lên lo ngại tạo ra cạnh tranh bất lợi cho sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng phần lớn lượng gạo nhập khẩu là để sử dụng cho ngành chế biến bún, miến, bia..., còn gạo sản xuất trong nước để xuất khẩu. Ở góc nhìn thị trường, hãy cứ để dòng chảy lúa gạo vận hành theo quy luật thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng kể cả gạo ăn và gạo nguyên liệu cho sản xuất ở nhiều phẩm cấp, chủng loại. Trong một nền kinh tế mở, xuất - nhập khẩu luôn là một bài toán cân bằng lợi ích, không thể tăng quản xuất khẩu mà buông lỏng nhập khẩu. Chỉ trong quý I/2021, lượng gạo nhập từ Ấn Độ đạt mức kỷ lục 46.700 tấn, tăng 554 lần so với cùng kỳ năm 2020. Lúc đó, gạo Ấn Độ nhập vào Việt Nam rẻ hơn thị trường gạo trong nước đem xuất khẩu.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thay đổi tư duy, đầu tư chất xám để tăng giá trị cây lúa

  Long Vinh Thứ Bảy 19/11/2022 05:57 (GMT+7) Quang cảnh Hội thảo. 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc (PLVN) -  Ngày 18/11, tại tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội thảo “Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giải pháp từ cây lúa”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL và các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam. Những thách thức với “vựa lúa” của cả nước Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, ĐBSCL được coi là ‘vựa lúa’ của cả nước và nhiều thập niên qua, ĐBSCL đã gánh và làm tròn trách nhiệm an ninh lương thực của mình. Vậy nên, bất kể một giải pháp nào liên quan đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL cũng phải bắt đầu từ cây lúa. Mặc dù vậy, thị trường lương thực, thực phẩm thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi; nhu cầu về tinh bột giảm, yêu cầu về chất lượng tăng; tình trạng biến đổi khí hậu trong nước diễn ra ngày càng cực đoan và nghiêm trọng đã tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL, cũng như ảnh hưởng đến sinh kế