Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Chín Rồng

Nông dân nhiều đất nhất miền Tây: Huy mía, Huy ớt, Huy bò

THỊ TRƯỜNG   11:00 NGÀY 27/01/2015 Ông Út Huy (Võ Quan Huy) được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí cả nước, khi đang canh tác trên 580 ha đất nông nghiệp. Lần gặp đầu tiên ở quán cà phê, ông Út Huy (Võ Quan Huy) - nông dân ở ấp Thuận Hoà, xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An - làm chúng tôi bất ngờ bởi thân hình cao, to, đen… lừng lững như con bò mộng bước ra từ chiếc Mercedes S300 màu đen. Lần gặp sau còn "choáng" hơn khi ông ôm ra một chồng sổ đỏ. Ông được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí cả nước. “Huy Bò” Thú vị là liên tưởng của chúng tôi về hình ảnh con bò mộng trong lần gặp đầu tiên chỉ là tình cờ, nhưng không ngờ lại “ứng” với một biệt danh mà “giang hồ” đặt cho ông: “Huy bò”! Nguyên do ông Út Huy là người đầu tiên ở ĐBSCL nhập khẩu bò từ Australia về bán cho các lò mổ trong vùng. Ông bảo: “Trước đây, mỗi ngày tôi bán khoảng 500 con, bây giờ thì chỉ còn 200”. H

Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông

Nguyễn Hữu Thiện Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thứ Sáu,  14/11/2014, 09:15 (GMT+7) (TBKTSG Online) Hiện nay trên dòng chính sông Mêkông ở hạ lưu vực Mêkông, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện chắn ngang sông, trong đó 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia.  Đập Xayaburi đã khởi công xây dựng từ tháng 11- 2012 đến nay đã được khoảng 30% tiến độ và hiện nay Lào đã thông báo cho các quốc gia thành viên Ủy hội Mê Kông (MRC) về ý định xây dựng đập thứ hai, đập Don Sahong, trên dòng chính. Nằm ở phía cuối cùng ở hạ lưu sông Mêkông, Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu tất cả 11 công trình này được xây dựng. Bài viết dưới đây phân tích tính chưa xác đáng của một số quan điểm/cảm nhận về vấn đề thủy điện MêKông. Nằm ở phía cuối cùng của hạ lưu sông Mêkông, ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu 11 đập thủy điện chắn ngang dòng chính của sông được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thiện Quan điểm thứ 1: Các

'Xuất khẩu' nông dân Việt để đổi phận?

Báo Đất Việt   Nông dân Việt Nam trên tài nông dân nhiều nước nhưng do khâu tổ chức sản xuất, chiến lược tiêu thụ dở nên số phận mãi bấp bênh. Nông sản Việt bội thực "người khổng lồ chân đất sét" Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân? TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long nhận xét với báo Đất Việt. PV:  -  Nông sản Việt những năm qua có rất nhiều "người khổng lồ", từ gạo, cà phê đến điều, cao su, hồ tiêu... với số lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bi kịch của hầu hết những "người khổng lồ" này là đều đứng trên đôi chân quá yếu: phụ thuộc thị trường xuất khẩu, lợi nhuận thấp... Một chuyên gia trong ngành đã chỉ thẳng, Việt Nam nhập khẩu hầu hết, trừ đất và.... nông dân. Ông bình luận như thế nào về thực trạng này, đặc biệt đối với một đất nước luôn coi nông nghiệp là mũi nhọn trong nền kinh tế? TS Lê Văn Bảnh:  - Những nhận xét trên có phần đúng, tuy có phần hơi cường điệu. Vừa rồi B

Chợ lạ miền Tây mùa nước nổi

Vào mùa lũ, ở miền Tây xuất hiện những khu chợ chuyên bán đặc sản săn bắt được nhờ nước lên, như lươn, rắn, rùa, chuột, ốc, cua... Khi lũ rút, những chợ này cũng vắng khách dần. Cùng với các chợ rùa rắn, côn trùng, thủy hải sản, nhiều nhóm chợ nhỏ mua, bán sỉ các mặt hàng rau, hoa thủy sinh trong mùa lũ như bông súng, điên điển cũng được lập ở ven bến sông các vùng bi� Rắn được bán tại rất nhiều nơi ở miền Tây, từ chợ lớn đến chợ nhỏ, nhưng nổi tiếng nhất là các chợ vùng biên giới An Giang. Anh Nguyên Văn Tuấn, chủ cơ sở thu mua rắn ở chợ Khánh An, huyện An Phú (An Giang) cho biết, cứ từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là cơ sở anh tăng cường nhân công để mua, bán mặt hàng này. Bà Lương Thị Của, hơn 5 năm trong nghề kinh doanh rắn ở chợ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An phú – An Giang thì cho biết, mặt hàng này chưa bao giờ vắng khách mua. Hiện mỗi ngày bà bán đến vài trăm kg rắn cho thương lái ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Giá cao nhất là rắn ri voi với  550.000 đồng/kg, các loại kh

'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ'

Trao đổi về bài trả lời của Trần Ngọc Thêm với cuốn 'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ' Báo Thể Thao Văn Hóa, ngày 04-8-2014 (Thethaovanhoa.vn) -  LTS: Sau bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Lợi nhan đề  Cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ tái bản vẫn quá nhiều sai sót  trên báo  Thể thao & Văn hóa ngày 9/7/2014, GS Trần Ngọc Thêm đã có bài trả lời trên báo ngày 23/7/2014. Tác giả Nguyễn Thanh Lợi lại tiếp tục có thêm bài trao đổi. Báo  Thể thao & Văn hóa  xin giới thiệu bài viết mới này trên ấn bản điện tử. 1.  Về giường thờ, Trần Ngọc Thêm dẫn sách Nói về miền Nam của Sơn Nam:  " Ở miền quê, quen gọi “cái giường thờ”, vì như đã nói ở phần trước, lấy cái giường ngủ của người quá cố đem ra thờ (như khi còn sống)... Cái giường, vì nhu cầu thâu hẹp, lần hồi được thay thế với cái bàn thấp, đặt sát vách, khi làm đám giỗ, thức ăn trưng bày trên đó” và như vậy Trần Ngọc Thêm vẫn cho rằng: “Giường thờ thực sự (mà người chết đã nằm) ở Tây Nam Bộ hiện nay th