Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn bè bạn

Người dân ĐBSCL đặt nhiều kỳ vọng vào cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng

  Đình Tuyển   -   Thanh Duy   -   Trần Ngọc   và 1 người khác 18/06/2023 11:02 GMT+7 Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL, kết nối từ biên giới Tây Nam, An Giang xuống cửa biển Trần Đề, Sóc Trăng sẽ mở ra không gian phát triển rất mới cho khu vực này. Mong mỏi của người dân Với người dân ĐBSCL,  cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng  được kỳ vọng sẽ phá vỡ thế độc đạo, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên QL1 và một số tuyến giao thông khác như QL91, đường Nam Sông Hậu... Hàng hóa, nông sản vùng ĐBSCL sẽ đưa đến nơi tiêu thụ nhanh chóng, du lịch kết nối giữa các địa phương cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn... Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng TRẦN NGỌC Ông Nguyễn Văn Hai (52 tuổi, ngụ xã Đa Phước, H.An Phú, An Giang) xúc động nói: "Không chỉ riêng tôi mà người dân khu vực biên giới của tỉnh  An Giang  đều rất mừng khi tuy

Chuyện về những chuyên gia đồng hành cùng báo chí

 PN TPHCM -    21/06/2023 - 05:55 A   A   PNO - Gần 11g trưa nhưng TPHCM vẫn dày đặc sương mù, gây tò mò và hoang mang cho nhiều người. Khi chúng tôi gọi điện nêu thắc mắc, vị chuyên gia thời tiết nói vui: “OK. Tôi sẽ dành nguyên buổi trưa hôm nay để phục vụ các anh phóng viên”. Cà Mau đẩy mạnh hợp tác tuyên truyền với các cơ quan báo chí Thủ tướng Phạm Minh Chính: Báo chí phải lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực Nhiều cơ quan, đơn vị chúc mừng Báo Phụ nữ TPHCM nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Cùng phóng viên tạo ra bài viết chất lượng Vị chuyên gia thời tiết đó là ông Lê Đình Quyết - Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Sau cuộc phỏng vấn giữa trưa, chiều hôm đó, Báo Phụ nữ TPHCM điện tử đã đăng bài  Vì sao TPHCM có sương mù ngay giữa trưa? . Ông Lê Đình Quyết - Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ - đang phân tích hiện tượng thời tiết bất thường để đưa ra các cảnh báo cho người dân thông qua báo chí - Ảnh: S.V. Bài viết ch

Sầu riêng Tiền Giang - diện tích tăng, rủi ro lớn

THÀNH NHÂN   Báo Lao Động -  Thứ bảy, 15/04/2023 09:14 (GMT+7) Sau khi  sầu riêng  Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, lợi nhuận hấp dẫn khiến nhiều nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đốn cây trồng khác để trồng sầu riêng. Tuy nhiên, khi trái sầu riêng chỉ có thị trường chính là xuất tươi sang Trung Quốc, nếu cung vượt cầu -  tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Vườn sầu riêng của một hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Thành Nhân Ồ ạt trồng sầu riêng Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang ngày 28.3, đến cuối năm 2022, tổng diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh là 17.653 ha, trong đó diện tích trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè và thị xã Cai Lậy. Tính đến ngày 28.3, trên địa bàn tỉnh đã cấp được 66 mã số vùng trồng sầu riêng, tương đương với diện tích 2.401 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định số 633 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tiền Giang đến

Gạo ST25 có nguy cơ mất thương hiệu: Cần xây dựng lại chuỗi lúa gạo

Báo Người Đại biểu -   Thứ Sáu, 07/05/2021, 06:19 Vụ việc gạo ST25 ngon nhất, nhì thế giới có nguy cơ bị mất thương hiệu một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt trong vấn đề xây dựng thương hiệu. Sâu xa, theo các chuyên gia, cần thiết lập lại chuỗi lúa gạo nói riêng cũng như các chuỗi sản phẩm khác. Nếu không, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, vòng luẩn quẩn mất - chật vật tìm lại thương hiệu sẽ tiếp tục tái diễn. “Không thể đổ trách nhiệm cho Nhà nước” Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương Phạm Tất Thắng không mấy ngạc nhiên với thông tin gạo ST24, ST25 có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, do các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ và Australia. Ông Hồ Quang Cua đã ủy quyền cho doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST24, ST25. Nguồn ITN “Đây không phải là câu chuyện mới”, ông Thắng nhấn mạnh. Trước đó có trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2005 nhưng thương hiệu này đã b

Làn sóng di cư ở miền Tây: Chuyên gia nói gì về giải pháp căn cơ?

  Hồng Lĩnh - Phan Nhơn:  Thứ bảy 04/03/2023, 17:59 (GMT+7) Cần xem làn sóng di cư của người lao động miền Tây là chỉ dấu để rà soát chính sách, bố trí lại cơ cấu lao động, đảm bảo các yêu cầu phát triển cân đối, tính toán phương kế lâu dài cho một thị trường lao động đang rất bấp bênh và thiếu phối hợp giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ. Anh Nhân nay đây mai đó, lúc làm rau muống cùng mẹ, lúc đi Bình Dương kiếm việc. Cậu con trai anh Nhân, mới 15 tuổi đã nghỉ học xin vào công ty làm thêm và chẳng có hy vọng đổi đời. Tăng cường “sức khỏe” cho đồng bằng Hành trình di cư và những giấc mơ bị thương Kết quả tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019 và Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 cho thấy, trong 10 năm qua thì đã có hơn 1,3 triệu người dân ĐBSCL di cư khỏi vùng này. Có tới gần 62% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ. Áp lực nhập cư đối với các đô thị ở nước ta là rất lớn, lớn nhất là tại các đô thị đặc biệt. Cứ 1000 người dân s