Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Người đồng bằng

Rong ruổi cùng xe ôm là cháu nội Vua Thành Thái

Vài lời: Một bài phóng sự hay của anh bạn bên Báo Lao Động. Mình có biết một chi tiết liên quan đến ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu, lúc mình còn công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Cần Thơ. Bài PS có nhắc năm 2005, ông Vĩnh Giu được tặng nhà tình thương, thật ra là vào khoảng năm 2001-2002, mình không nhớ rõ, nhưng chắc chắn là không phải là năm 2005 như trong bài phóng sự nêu ( có thể do ông Nguyễn Phước Bảo Tài, con trai ông Vĩnh Giu nhớ không chính xác lắm). V ì thời đó chưa chia tỉnh Cần Thơ thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Phong Quang đang là Chủ tịch UBND tỉnh. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người chỉ đạo ông Chủ tịch tỉnh Cần Thơ cần xem xét hỗ trợ cho ông Vĩnh Giu nhà tình thương và một số tiền, khi biết ông này sống ở Cần Thơ trong cảnh túng quẫn. Qua đó, cũng thấy cái tình, tấm lòng của một tầm nhìn lớn.      Không phải rong ruổi bằng xe song mã của thời vua chúa, hay xe hơi lộng lẫy của bậc vương giả, mà là đi xe ôm. Có một người cháu nội vua đang sống bằng nghề chạ

Những chuyên gia kinh tế Việt Nam thành danh ở nước ngoài

Người đưa tin (Hội Luật giá Việt Nam) Họ là những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam và đã thành danh tại nước ngoài. Giáo sư Trần Hữu Dũng - nhà kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam. Ông từng là chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt. Hiện nay, ông  giảng dạy môn kinh tế vĩ mô, kinh tế quản lý và kinh tế thế giới cho bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Wright State. Ngoài ra, giáo sư Trần Hữu Dũng còn biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếng Arts & Letters Daily, trang website được tờ New York Times khen tặng là “Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” dành cho trang web  www.aldaily.com  sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet. Giáo sư Trần Hữu Dũng còn được biết đến là chủ nhân của website Viet-studies thường xuyên cập nhật các bài

Lưu Văn Lang - Kỹ sư đầu tiên của Đông Dương

Theo Wikipedia Lưu Văn Lang (1880 - 1969) là kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Ông là một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20. Người kỹ sư đầu tiên của Đông Dương thuộc địa Ông sinh ngày 5 tháng 6 năm 1880 tại làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc (nay thuộc thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công phục vụ cho nông nghiệp nhưng có truyền thống hiếu học. Thân sinh ông là cụ Lưu Văn Cúng, vốn là một người xuất thân Nho học. Vì vậy, ngay từ nhỏ, ông đã được học chữ Nho. Đến năm lên 10, ông bắt đầu học tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Vốn có tư chất thông minh lại chăm chỉ, ông nhanh chóng trở thành một học sinh xuất sắc và giành được suất học bổng đặc cách vào học trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn. Năm 17 tuổi, ông thi đậu tú tài 2 của Pháp với số điểm xuất sắc, do đó nhận được học bổng sang Pháp học tại trường École Centrale de Paris (thời đó gọi là trường Bá Nghệ trung ương Pháp quố

Huỳnh Minh - Nhà biên khảo đất Nam Bộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Huỳnh Minh   (?-?) tên thật là Huỳnh Khắc Vịnh, sinh tại   Bến Tre   [1] . Ông là một nhà biên khảo chuyên viết sách về thể loại lịch sử và văn hóa của vùng đất   Nam Bộ   [1] . Mục lục    [ ẩn ]  1   Sự nghiệp 2   Tác phẩm 2.1   Loại sách sưu khảo các tỉnh thành năm xưa 2.2   Các thể loại khác 3   Ghi chú 4   Liên kết ngoài [ sửa ] Sự nghiệp Huỳnh Khắc Vịnh vốn là một chủ hiệu sách ở đường  Phan Đình Phùng , Sài Gòn. Ông là người đam mê sưu tập các nguồn tư liệu xưa và nay về  lịch sử ,  văn hóa ,  xã hội  ở  Nam Bộ . Từ năm  1963  đến năm  1973 , Huỳnh Minh đã cho ra đời 10 tập sách thuộc dạng viết về lịch sử và văn hóa của những vùng đất Nam Bộ. Cuốn "Địa linh nhân kiệt - Kiến Hòa xưa và nay" viết về Bến Tre, quê hương ông là cuốn đầu tiên ông viết được xuất bản. Kế tiếp là những cuốn nổi tiếng được nhiều người biết đến như : Bạc Liêu xưa và nay, Cần Thơ xưa và nay, Định Tường xưa và nay, Sa Đéc xưa và na

TỪ HÀ NỘI, THƯƠNG NHỚ NHẠC SĨ “NHỚ VỀ HÀ NỘI”

Hoàng Hiệp có tên khai sinh là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1.10.1931 tại An Giang. Tham gia cách mạng từ tháng 8.1945, Hoàng Hiệp cùng nhiều nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Hà Nội và tham gia tu nghiệp sáng tác khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc VN. Khi miền Bắc bắt đầu cuộc chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá, ca khúc “Ngọn đèn đứng gác” - phổ thơ Chính Hữu - qua giọng hát trầm tĩnh của Mai Khanh, đã thắp lên trong lòng cả thế hệ thời ấy ngọn lửa hừng hực của lòng yêu nước. Người trụ bám hậu phương hát vang. Người lên đường “xẻ dọc Trường Sơn” cũng hát vang trên mọi nẻo đường hành quân. NGUYỄN TRỌNG TẠO Nhạc sĩ Hoàng Hiệp Sáng nay mở máy, bỗng gặp bài hát “Nhớ về Hà Nội” của Hoàng Hiệp. Lời ca mộc mạc nhưng âm nhạc thì mênh mang sâu nặng: “Dù có đi bốn phương trời/ Lòng vẫn nhớ về Hà Nội/ Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu/ Một thời đạn bom, một thời hòa bình…” Vâng, 20 năm sống với Hà Nội từ ngày tập kết ra bắc (1954), Hoàng Hiệp đã sống với thủ đô suốt tuổi thanh xuân để thành mộ

Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng

Chuyên mục NGƯỜI ĐỒNG BẰNG trên MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG kỳ này xin links lại bài nhiều kỳ của Nhà báo Hoàng Hải Vân (Báo Thanh Niên) về nhân vật là hình mẩu của bộ phim nổi tiếng một thời VÁN BÀI LẬT NGỮA. Phạm Ngọc Thảo, ông này quê Vĩnh Long là một trong những nhân vật tình báo thực thực hư hư.  Hồi còn nhỏ ở quê, nhà nghèo, không có ti vi, không có điện, mình phải lội bộ cả quãng đường đi xem phim nhờ nhà một người trong ấp. Vô tuyến miền quê xài điện bình ắc-qui hoặc máy nổ chạy bằng dầu lửa, đến đoạn phim gay cấn thì ... bình hết điện hoặc máy hết dầu, tức muốn ói máu. Ngôi sao điện ảnh một thời Nguyễn Chánh Tín thủ vai Nguyễn Thành Luân đội nón rộng vành, để ria mép, có tài bắn súng xuyên thủng đồng xu thảy lên trời (giỏi hơn thằng bạn mình thời đó bắn chim bằng nạng giàn thun) ... Bọn trẻ mình rất mê, nhưng không có tiền mua súng đồ chơi,  đành làm súng gỗ dắt bên hong xệ xệ cho oai. N ón rộng vành, thì biết tìm đâu ra, còn để ria mép như ông cố vấn thì, bọn trẻ tụi mình thời đó, mu

Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan”

Xem thêm:  1 ảnh   Tôi điện thoại cho ông Bảy Nhị tỏ ý muốn về An Giang thăm ông. Biết tôi từ Hà Nội lặn lội vô, ông xởi lởi: “Để chú lên TP Hồ Chí Minh cho đỡ cực”. Đúng hẹn, hai ngày sau, ông tới tìm tôi tại Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân ở 40 Phạm Ngọc Thạch. Tôi nhìn quanh: “Xe chú đâu?”, ông cười hiền: “Chú lên bằng xe đò, tiện thể thăm con, thăm cháu ngoại”. “Chú không có nhà riêng ở Sài Gòn sao?” - tôi ngạc nhiên. Ông Bảy Nhị sổn sảng: “Đừng nghĩ quan chức là ở đâu cũng có nhà cửa. Chú nghỉ hưu, về nuôi bảy hầm cá tra, mỗi năm thu hoạch cả ngàn tấn, kiếm bộn tiền, nhưng đã gắn một đời với bà con nông dân mảnh đất Long Xuyên, An Giang, giờ mắc mớ chi lên Sài Gòn cho mệt”... Ông trải lòng với NDHT qua những câu chuyện thuở làm quan có lẽ... ít giống ai. *  Nhiều người gặp ông đều ấn tượng về sự hiểu biết cũng như tư duy sắc sảo, cách diễn đạt giản dị mà lôi cuốn, thuyết phục. Có gì đó như mâu thuẫn với việc thuở nhỏ ông chưa học hết lớp Nhất trư