Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhìn ra Đồng bằng

“Ai đến Bali cũng có một mối tình”...

Vài lời: quen nhóm bạn Indo từ những ngày học tập ở CHLB Đức (1997-1999). Hầu hết bọn chúng đã sang Sài Gòn vào năm 1999; còn mình thì bây giờ mới sắp có cơ hội sang đó (24-31/8/2013) trong khoá huấn luyện do GIZ tài trợ, lưu bài này để từ từ đọc và đi thực tế để xem sao. TTO - Trong  “Eat, Pray, Love”  Elizabeth Gilbert đã viết như thế. Và trở lại Bali với dân đi bụi như tôi vốn dĩ xa xỉ. Nhưng tôi nợ miền đất ấy, nợ những chàng trai đầu đội mũ Hindu trắng một lời hẹn ước, rằng tôi sẽ quay lại Ubud không chỉ một mình như ngày hôm qua… Sắc màu Ba Li - Ảnh: Băng Giang Được mệnh danh là hòn đảo của những ngôi đền - Bali vẫn đã và sẽ là một điểm đến ưa thích của du khách bởi sự sống động của một nền văn hóa đậm đà bản sắc hiện diện trên từng mái nhà, góc phố, từng bức tường bao quanh những ngôi đền cổ linh thiêng. Linh thiêng Pura Besakid Khi chúng tôi đến, đền mẹ Pura Besakid đang tổ chức lễ cúng tế Kuningan quan trọng trong năm, được tổ chức sau lễ Galungun khoảng 10 ngày.

Vai trò của đô thị trong phát triển kinh tế ĐBSCL

Doanh nhân Sài Gòn, Thứ Sáu, 05/07/2013  Đô thị là một loại môi trường xã hội, ở đó cộng đồng dân cư tập trung sinh sống với mật độ khá cao. Đô thịở nước ta thường là hạt nhân của một vùng dân cư rộng lớn xung quanh (vùng nông thôn), nơi mà người dân sinh sống cơ bản bằng nghề nông. Đọc E-paper Bến Ninh Kiều, Cần Thơ về đêm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 13 tỉnh thành với diện tích rộng 40 ngàn km 2 , chiếm 12% diện tích cả nước và dân số khoảng 17,3 triệu người (khoảng 20% cả nước). Theo số liệu thống kê của Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp – nông thôn, ĐBSCL có chín thành phố thuộc đô thị loại 1 hoặc loại 2, mười thị xã thuộc đô thị loại 3 hoặc loại 4, năm quận, 106 huyện, 182 phường, 124 thị trấn và 1.306 xã. Như vậy, 23% dân số của ĐBSCL (khoảng 4 triệu người) sống ở đô thị và khoảng 13 triệu người sống ở nông thôn. Với xu thế phát triển trong tương lai, do cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn thay đổi, quá trình đô thị hóa sẽ chuyển hóa

Bí kíp dạy con theo kiểu Do Thái

TP - Nhiều câu chuyện nhẹ nhàng, ý nghĩa được Lại Thị Hải Lý - chuyên gia giáo dục Phương án 0 tuổi - xen kẽ với những hình ảnh giới thiệu về đất nước Israel của người Do Thái trong Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” mới đây tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm người nghe. Lại Thị Hải Lý tại Hội thảo “Mẹ của triệu phú Do Thái đã nuôi dạy con thế nào?” hôm 30/6. Tháng 8 tới, chị Hải Lý trở lại đất nước 13 triệu dân của một dân tộc sản sinh ra 30% số nhân tài đoạt giải Nobel của thế giới, để hoàn thành Dự án những cuốn sách giới thiệu về Kinh Torah, khởi nguồn của phương pháp Thai giáo, Phương án 0 tuổi dành cho các bậc cha mẹ Việt Nam. Trước khi tới dự hội thảo, mọi người đều đã được rõ Hải Lý thành thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Esperanto (Quốc tế ngữ), Trung Quốc và Tây Ban Nha, nhưng ít người thấu hiểu trong tay chị hiện có hai “vũ khí” khá sắc bén để chứng minh rõ rệt nhất cho kết quả Phương án 0 tuổi của chị.   Không thỏa mãn trước, không thỏa m

Vì sao Việt Nam hay đứng top xếp hạng hạnh phúc?

  -   Bạn học ‘Tây’ thời XHCN, nhất là những ai từng có “mảnh tình Việt vắt vai”, hay đặt câu hỏi: vì sao Việt Nam hay đứng top nhiều Bảng xếp hạng Hạnh phúc của phương Tây? Sau cuộc tranh luận kịch liệt về đề tài trên, có cựu lưu học sinh người Việt đề xuất: phải chăng quan niệm về đạo đức Đông – Tây có khác nhau? Nói rõ hơn, thước đo giá trị cuộc sống của Việt Nam và của phương Tây phải chăng “khắc độ” khác nhau? Tửu thần “giáng phúc”. Tranh: báo Nga. Hạnh phúc “kiểu Việt Nam”?

Nhạc sĩ nổi tiếng xin đừng sửa lời Quốc ca

-   Trước luồng tin gây xôn xao dư luận về đề xuất  của một đại biểu Quốc hội  sửa lời  Quốc ca  , nhạc sĩ Phó Đức Phương bày tỏ ý kiến không đồng tình.  Maya: "Hà Dũng vẫn nhắn tin cho tôi" “After Earth” của Will Smith có đáng bị ném đá? Với đề xuất của đại biểu  Huỳnh Thành  (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội về việc nên nghiên cứu sửa nội dung lời  Quốc ca , cụ thể là sửa đoạn "đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác, nhạc sĩ Phó Đức Phương nói đó là điều không cần thiết. Ông tha thiết: "Đừng sửa lời  Quốc ca "! "Trên thế giới có nhiều nước  Quốc ca  có từ vài trăm năm nhưng vẫn không thay đổi. Bởi vì  Quốc ca  gắn với sự khai sinh ra thể chế đó, nhà nước đó vì vậy không phải đến một lúc nào đó lại bảo thay đổi để phù hợp với hiện tại. "Quốc ca" của nhạc sĩ Văn Cao đã đi vào tâm khảm của người dân Việt Nam, đi cùng lịch sử nên hãy để nguyên như vậy" - nhạc sĩ Phó Đức Phươ

Diễn đàn thương hiệu Việt Nam năm 2013 - Điểm nhấn thương hiệu biển và vùng miền

Báo Tin tức Tài sản vô hình của mỗi vùng miền Tại diễn đàn, ông Phạm Quang Mỵ- Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) cho biết, thương hiệu biển có mối quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế biển và phải được nhìn nhận là một “thành viên” trong gia đình thương hiệu quốc gia. Thương hiệu biển chính là sự hòa quyện giữa con người và các sản vật, sản phẩm biển, như hình ảnh các vùng ven biển, từng hòn đảo, các khu du lịch, sản phẩm ngành hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp. Nước ta có trên 3.260 km bờ biển, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn. Tọa đàm về chủ đề “Thương hiệu biển Việt Nam”. Ảnh: Lê Phú Ông Nguyên Đăng Đạo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, trong chiến lược biển Việt Nam đến nă

Chuyện của một thời: Xích lô

Vũ Thế Thành Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “ …  Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không ?….” . Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh. Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp… xích lô của tôi. Nó đang theo ban triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu. Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp y đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y bảo : “ Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tôi hay sáng sớm gì đó, khi

Lãnh đạo Sở văn hóa đi 'khám' tượng đội nón, mặc áo mưa

08.05.2013   |   20:50 Chỉ sau khi ra “tối hậu thư” trùng tu gấp Chùa Một Cột, chiều ngày 08/05/2013, lãnh đạo UBND quận Ba Đình và Sở Văn hóa Hà Nội mới xuống “khám” qua loa những hư hỏng nặng trong công trình văn hóa độc đáo đứng đầu Đông Nam Á này. Theo đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì Chùa Một Cột cho biết:  “Trước những hư hỏng nặng cần được trùng tu gấp, chúng tôi đã không dưới 10 lần gửi đơn lên cơ quan có chức năng nhưng họ cứ lờ đi. Chỉ đến khi chúng tôi ra thông báo sẽ dỡ ngói, hạ giải toàn bộ công trình để trùng tu, lãnh đạo quận mới có thông báo sẽ đến khảo sát”. Trong “tối hậu thư” do nhà chùa gửi có ghi rõ:  “Kể từ hôm nay (tức 2/5/2013), sau 30 ngày nữa không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”. Cứ trời có mây đen các Phật tử tấp nập đi mặc áo mưa, đội nón cho tượng Sự việc cho thấy, công trình độc đáo hàng đầu Đông Nam Á này khẩ