Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời luận

Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc

Báo Tuổi Trẻ, 23/05/2014 08:21 (GMT + 7) TT - “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam. Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược, vì thế luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ. Thủ tướng

Cần Thơ mít–tinh phản đối Trung Quốc

Huỳnh Kim Thứ Hai,  12/5/2014, 20:08 (GMT+7) (TBKTSG Online) - Khoảng 2.000 người dân ở thành phố Cần Thơ vừa dự mít-tinh và diễu hành ôn hòa phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ tổ chức buổi mit-tinh này trước công viên Lưu Hữu Phước, bắt đầu từ 5 giờ chiều nay. Sau khi đại diện Mặt trận Tổ quốc Cần Thơ, Giáo xứ An Bình, Hội Cựu Chiến binh Cần Thơ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Cần Thơ mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển Việt Nam, đoàn người dự mit-tinh đã trương biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành khoảng một cây số trên đại lộ Hòa Bình đến trước UBND thành phố Cần Thơ rồi vòng về công viên Lưu Hữu Phước trước khi giải tán vào lúc hơn 6 giờ tối. Đa số bạn trẻ là học sinh và sinh viên Đại học Cần Thơ đã sử dụng tờ báo đặc biệt của báo  Tuổi Trẻ  phát hành hôm 11-5 để làm biểu ngữ mit-tinh. Dịp này Hội Cựu Chiến binh thành phố Cần Thơ đã nhờ báo Tuổi trẻ gửi tặng l

10 câu hay nhất trong diễn văn "làm thay đổi thế giới" của Putin

(PetroTimes) - Bài diễn văn của Tổng thống Nga Vladimiar Putin đọc trước quốc hội đã làm cho cả thế giới sửng sốt. Phóng viên hãng tin Mỹ AP ở Ukraine viết "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa". Chúng ta hãy cùng điểm lại những câu từ hay nhất trong bài diễn văn làm lay động cả thế giới này: Tổng thống Nga Putin. 1 - “Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.” 2 - “Trong một vài trường hợp, bạn cần có giấy phép đặc biệt từ chiến binh Maidan để gặp gỡ các Bộ trưởng nhất định trong chính phủ hiện tại. Không phải chuyện đùa - đó là thực tế.” 3 - “Thế nhưng, chúng ta đã được nghe gì từ những người bạn Tây Âu và Bắc Mỹ? Họ nói chúng ta đang vi phạm các tiêu chuẩn l

“Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”

Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”, " Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành . Việt Nam cũng vừa đi lên con đường cao tốc này". Nếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết” - tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - trao đổi với PV Lao Động về “giấc mơ phương Tây” của người Việt. Bất ổn mà thú vị Là một tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt, ông đã có một cuộc sống có thể nói là giấc mơ với rất nhiều người tại một quốc gia phát triển hàng đầu Châu Âu. Vì sao ông quyết định về nước?

Xu hướng lao động: Tìm cửa sáng trong suy thoái

03/03/2014 09:29 (GMT + 7) TTCT - Kỹ năng mềm, khả năng thích ứng linh hoạt, thái độ làm việc có trách nhiệm và sự đáng tin cậy... sẽ là những tiêu chí mới trên thị trường tuyển dụng lao động? TTCT trao đổi với TS Đỗ Quỳnh Chi - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, đồng tác giả của nghiên cứu mới về xu hướng lao động trong khu vực FDI của Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và Công ty nhân sự ManpowerGroup. Nguồn: Nghiên cứu “Xu hướng các nhu cầu kỹ năng trong khu vực FDI” - Đồ họa: M.N. * Nghiên cứu mới của chị cho thấy trong tình hình suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp FDI vẫn ăn nên làm ra, thậm chí xét riêng về khía cạnh lao động thì họ gặp nhiều thuận lợi hơn trước. Điều này xảy ra như thế nào? - Nghiên cứu này cho thấy có tới 52% doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát cho biết họ đã tăng trưởng khá đáng kể về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2013, và chỉ có 5% nói rằng họ bị thua lỗ. Chúng tôi tổng kết rằng có ít nhất ba lý do vì sao các doan

Tư duy cũ đang giết chết ngành mía đường

Báo Nông Nghiệp Việt Nam HOÀNG ANH   - Thứ Ba, 18/02/2014, 10:14 (GMT+7) Vài lời: Cái tít bài đúng là vậy, nhưng nói như thế này (trích từ nội dung bài viết)  "Tóm lại, ngành mía đường thê thảm như hiện nay hoàn toàn tại các doanh nghiệp hết. Chả phải tại địa phương, không phải tại Chính phủ hay bộ này bộ nọ như họ kêu đâu. Đừng đưa ra tranh cãi mấy vấn đề vớ vẩn ấ y "... thì cũng tội doanh nghiệp quá. Chã lẽ, ai mang tên "doanh nghiệp" mía đường, thì cũng có lỗi làm ra cái "tại" đó sao? Đây là nguyên văn bài viết: Đề cập đến thực trạng thê thảm hiện nay của ngành mía đường, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn  (ảnh) , “cha đẻ” của Chương trình 1 triệu tấn đường tới năm 2000 trước đây thẳng thắn: Cứ nói là nghe họ nói hết Bộ trưởng sẽ rơi nước mắt, tôi thấy nực cười thì đúng hơn. Không ai khóc cho họ đâu! >>  Nghe ngành mía đường nói Thà họ khó khăn thật cơ, đằng này điều kiện khách quan thuận lợi, thiết bị sản xuất không vấn đề gì

Tư vấn truyền hình trực tuyến: Điều kiện có việc làm khối ngành kinh tế

Báo Thanh Niên,  21/02/2014 01:32 Nhiều trăn trở của thí sinh về cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật đã được chuyên gia đến từ các trường ĐH giải đáp trong buổi  trực tuyến truyền hình  qua Báo  Thanh Niên điện tử  ( www.thanhnien.com.vn ) chiều 20.2. Học sinh Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) đặt câu hỏi trong buổi tư vấn truyền hình trực tuyến về khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật - Ảnh: Khả Hòa Chọn ngành hôm nay để cho tương lai Trước rất nhiều lo lắng của bạn đọc về tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành kinh tế, thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định: “Chúng ta chọn ngành hôm nay là cho 5 năm sau nữa”.  Thạc sĩ Dương phân tích hiện tại chúng ta đang trong phân khúc suy thoái của thời kỳ kinh tế, sự suy thoái này chính là tiền đề cho sự phát triển mới của nền kinh tế. Hơn nữa, chúng ta đang hội nhập kinh tế rất mạnh, vài năm nữa chúng ta không chỉ cạnh tranh

Chưa ra trường đã lo thất nghiệp

Báo Tuổi Trẻ, 27/02/2014 09:20 (GMT + 7) TT - Đại bộ phận các trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, lại trượt dài đào tạo theo cái mình có mà không đào tạo cái xã hội cần. GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực - lý giải tại sao nhiều sinh viên cao đẳng chưa ra trường đã lo thất nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Minh Đường - Ảnh: Nguyễn Khánh "Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo đang rất mất cân đối, không gắn với yêu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương, cũng chưa phù hợp với xu thế phát triển nhân lực của nhiều nước trên thế giới" GS Nguyễn Minh Đường Cao đẳng chỉ là chỗ trú chân Nhiều trường than thở khó khăn nảy sinh từ thông tư mới về đào tạo liên thông, ép người học phải chen vào cánh cửa quá hẹp, muốn liên thông ngay thì phải thi “ba chung”. Song phải nói quy chế này rất hợp lý nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo và không phá vỡ quy ho

Giáo sư sử học Vũ Minh Giang: Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm

(LĐ) - Số 30   TÔ PHƯƠNG THỦY   - 6:48 AM, 11/02/2014 Vài lời: Một bài rất hay trên báo Lao Động về đề tài này Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” - Giáo sư Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979. Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công -  Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - mà ông là thành viên - dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết? - Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần