Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÂU CHUYỆN QUẢN LÝ: 70% = 100%

Bài trên báo LAO ĐỘNG, Thứ Sáu, 9.3.2012 | 08:59 (GMT + 7) Cầu nông thôn mới do dân đóng góp xây dựng  ở xã Khánh Trung, huyện thoại Spơn, An Giang So sánh vô lý, nhưng có thật. Đó là “câu chuyện quản lý” được ông Lê Ngọc Bửu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre - nêu ra tại Hội nghị giao ban các giám đốc sở GDĐT vùng 6 vừa diễn ra tại Hậu Giang, khi đề cập đến chỉ tiêu 70% số trường đạt chuẩn quốc gia đối với xã nông thôn mới ở vùng ĐBSCL. Trong 19 tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới có tiêu chí thứ năm (tỉ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia), các xã trong vùng ĐBSCL chỉ cần đạt 70% so với 100% đối với vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều xã ở ĐBSCL muốn đạt tỉ lệ 70% này phải đạt 100%. Thời gian qua, bằng nỗ lực phấn đấu, dồn sức chăm lo cho giáo dục - đào tạo, nhiều xã có 3 trường học đã đạt 2 trường chuẩn quốc gia, nhưng mới chiếm tỉ lệ 66,6%. Để đạt được tiêu chí 70% theo quy định, xã phải có 3/3 trường đạt chuẩn - tức 100% trường

XĂNG TĂNG, ẰNG ẮNG ĂNG ...

Đón ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, kể từ 16g ngày 7-3 giá xăng dầu toàn quốc đồng loạt tăng giá 2.100 đồng/lít (xăng RON 92 từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít), dầu Điêzen thêm 1.000 đồng/lít (điêzen 0,05S từ 20.400 đồng/lít lên mức 21.400 đồng/lít); Dầu hỏa điều chỉnh tăng 600 đồng/lít (dầu hỏa từ 20.200 đồng/lít lên mức 20.800 đồng/lít) Madut điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg (madut 3,5S từ 16.800 đồng/lít lên mức 18.800 đồng/kg) ... Đã nghe tiếng ai hát: XĂNG TĂNG ẰNG ẮNG ĂNG ...

Vực dậy ĐBSCL: Thay đổi tư duy

Bài trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG, Thứ Năm, 08/03/2012 00:15 TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), cho rằng trong thời gian tới, ĐBSCL cần phải chuyển sang khai thác kinh tế biển và thế mạnh về tiếp giáp biên giới  Dù có nguồn lợi thủy sản dồi dào nhưng đây không phải là lợi thế lâu dài của ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh * Phóng viên: Thưa ông, đâu là thế mạnh, tiềm năng thật sự của ĐBSCL cần tập trung khai thác? - TS Võ Hùng Dũng: Lâu nay, khi nói về ĐBSCL, người ta thường cho rằng đây là vùng có tiềm năng về lúa gạo, trái cây, thủy sản. Thực ra, đó là những lợi thế nhỏ của ĐBSCL, trong khi thế mạnh của vùng này là vị trí địa lý nhưng chưa được tập trung khai thác. ĐBSCL tiếp giáp biển Tây, biển Đông và vùng kinh tế năng động của cả nước là TPHCM, đồng thời có đường biên giới chung, rất thuận lợi để phát triển. Mấy năm qua, nông nghiệp của vùng có phát triển nhưng vài năm tới sẽ gặp khó. Công nghiệp thì vẫn còn ì ạch.

ĐBSCL kỳ vọng thu hút vốn FDI

Bài trên báo CẦN THƠ, Thứ tư, 07/03/2012 21 giờ 48 GMT+7 Một góc Tân An - địa phương thu hút FDI cao nhất đồng bằng Trần Hữu Hiệp Với thế mạnh về nông nghiệp, hằng năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của các nước. Tuy nhiên, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nông nghiệp vào vùng còn khiêm tốn. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến cuối tháng 2-2012, toàn vùng có 668 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đầu tư đăng ký trên 10,4 tỉ USD, chiếm khoảng 5,2% tổng vốn FDI đăng ký cả nước. Các sản phẩm nông sản của vùng (gạo, cá tra, tôm sú, trái cây…) đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nền kinh tế vĩ mô phải chịu nhiều sức ép từ tác động khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới, nhưng nền nông nghiệp vùng ĐBSCL vẫn trụ vững vàng suốt hơn 2 thập niên qua và luôn tăng trưởng dương. Song, mức đầu tư công cho vùng vẫn chưa tương xứng với thành quả mà vùng đóng góp. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượ

Để vào chùa xưng hô cho đúng

Bài trên Bee.net.vn ngày 04/03/2012 09:33:17 Đôi lời : Năm ngoái (2011), qua đài phát thanh và truyền hình, tôi nghe một vị lãnh đạo Trung ương về thăm các vị sư sãi Nam Tông Khmer ở Sóc Trăng chúc: "Quý sư dãi, tăng NI, phật tử sống tốt đời đẹp đạo ...". có lẽ do sơ suất, người Thư ký không tìm hiểu, nên chuẩn bị bài phát biểu cho lãnh đạo bị ... hớ. Điểm khác biệt của Phật giáo Nam Tông so với Bắc Tông là không có "NI CÔ" trong chùa, chúc TĂNG thì đúng rồi, nhưng nếu đặt NI bên cạnh thì ... hơi kỳ. Vậy nên, xin mượn bài viết này để gắn vào mục "DỌN VƯỜN" cho vui vậy.    Cũng như giao tiếp ngoài xã hội, trong đạo Phật cũng có sự phân chia cấp bậc để thuận lợi và phù hợp trong công cuộc truyền bá giáo pháp. Danh xưng đối với người xuất gia Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Thời gian sau, vị này được thọ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặ

Vực dậy ĐBSCL: Mạnh ai nấy làm

Bài trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG, 23:31 PM 06/03/2012 Điểm nhấn trong chiến lược phát triển ĐBSCL là liên kết vùng. Tuy nhiên, tình trạng mạnh ai nấy làm khiến khu vực này thiếu sức mạnh tổng hợp để vượt qua khó khăn. Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) là đề án do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng Trường ĐH Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với các bộ - ngành liên quan đề xuất gồm 5 dự án xoay quanh 3 mặt hàng: lúa gạo, trái cây, thủy sản. Dù đã đề xuất cách đây 3 năm nhưng đến nay, đề án này vẫn giẫm chân tại chỗ. Thiếu hợp tác Ông Nguyễn Tôn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đánh giá: “Trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, còn phổ biến tình trạng các tỉnh, thành trong vùng mạnh ai nấy làm. Một số tỉnh có đặc thù, thế mạnh riêng còn không muốn chia sẻ nguồn đầu tư từ bên ngoài với tỉnh bạn, nói gì đến chuyện liên kết cùng phát triển toàn vùng. Qua

Đồng bằng sông Cửu Long: Chất lượng sống sụt giảm

Bài trên báo NGƯỜI LAO ĐỘNG, Thứ Hai, 05/03/2012 23:18 Tỉ lệ dân số chưa tốt nghiệp tiểu học của ĐBSCL là 32,8%, cao nhất so với các vùng. Nhiều KCN “ăn” đất của nông dân khiến họ mất đất trồng lúa, đã nghèo lại hoàn nghèo. Ông Nguyễn Thanh Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đánh giá: “Chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL chưa đạt yêu cầu; các chỉ số giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp; tỉ lệ đầu tư lĩnh vực này cho vùng chưa cao”. Vùng trũng về giáo dục, y tế TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), nhìn nhận: “Trình độ nhân lực là điểm yếu kéo dài nhiều năm của ĐBSCL. Ngay từ cuộc điều tra hồi năm 1989, ĐBSCL cũng đã nằm trong vùng có tỉ lệ dân số đi học rất thấp và cuộc điều tra năm 1999 xác nhận một lần nữa việc học hành của dân cư vùng này chưa có biến chuyển đáng kể. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong 10 năm tiếp theo nhưng đến cuộc điều tra dân số năm 2009, tỉ lệ dân số chưa tốt nghiệp tiểu học của ĐBS