Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Độc đáo chùa Khmer Nam Bộ

(VOV) - Cộng đồng người Kh'mer miền Tây Nam Bộ luôn coi chùa là không gian văn hóa tâm linh, tinh thần, tôn giáo độc đáo riêng. CTV Vũ Thanh/VOV online Chùa luôn chiếm một vị trí trang trọng trong tâm thức mỗi người dân Khmer cho nên luôn được xây dựng bề thế, tôn nghiêm và mang đậm nét văn hóa Kh’mer điển hình với những nét chạm khắc tinh tế, công phu. Những mái cong, nóc nhọn, những ngọn tháp cao vút trong một không gian xanh bề thế của những vườn cây xanh mát. Những hình tượng, họa tiết tinh xảo mang đậm nét văn hóa Kh’mer có nguồn gốc từ Campuchia được hòa trộn với văn hóa bản địa của người Việt tạo nên những hình thái kiến trúc văn hóa “Chùa Kh’mer” độc đáo. Đối với cộng đồng người Việt ở miền Tây Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, chùa Kh’mer đã trở thành một di sản văn hóa, tinh thần độc đáo, một đặc sản của Việt Nam đối với du khách bốn phương./. Phật giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng người Kh'mer Nam Bộ. Chùa C

Hậu trường thú vị phim Đồng Quê

Thứ ba, 29 Tháng 5 2012 15:29 (GMT+7) (TGĐA) - Phát sóng lúc 17h30 hàng ngày trên HTV9 kể từ 11/5/2012. Chủ Chiếu là một tay điền chủ giàu có, tham lam, độc ác, có máu dê khiến vợ chồng Tư Lộ phải bỏ điền trốn đi. Chẳng may qua sông gặp nạn, vợ con Tư Lộ chết mất xác. Tư Lộ bèn gia nhập vào băng cướp của Nữ Chủ. Cùng lúc mẹ con thím Hai Hậu đến thuê mảnh đất mà Tư Lộ để lại và lọt vào “tầm ngắm” của Chủ Chiếu. Hai Nghĩa (con thím Hai) là một thanh niên chất phác, tánh tình cương trực, lại đàn giỏi hát hay nên các cô gái đều mê, trong đó cả cô Ba con Chủ Chiếu. Bị cha mẹ ép gả cho con trai một gia đình giàu có, không thể chấp nhận, cô Ba đành bỏ nhà ra đi… Bên cạnh đó, sau sự cố Chủ Chiếu lén lút báo Hương quản Thân cho lính truy đuổi, bắn bị thương, mối thù của Tư Lộ với Chủ Chiếu càng thêm nung nấu…   22 tập phim   Đồng quê   của đạo diễn Lê Phương Nam được xây dựng dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Phi Vân, phản ánh đời sống cơ cực của người nông dân Nam Bộ thời thực dâ

Để con cá tra chiến thắng trên đường đua xanh

Bài 1. Không phải chuyện riêng của Hậu Giang Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 29-5-2012 Trần Hữu Hiệp Hậu Giang là 1/8 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có sản lượng cá tra (CT) lớn, chiếm 40% sản lượng thủy sản của tỉnh. Sốt ruột trước tình hình bất ổn đối với CT, ngày 24.5 tại TX.Ngã Bảy, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức tọa đàm “Hợp tác và phát triển CT” để người nuôi cá, doanh nghiệp (DN), chính quyền và các viện, trường gặp gỡ, trao đổi nhằm giải quyết khó khăn hiện tại, tìm hướng đi mới cho nghề nuôi CT. Nhưng vấn đề đang đặt ra không phải trong phạm vi một tỉnh mà là yêu cầu liên kết vùng và liên kết các DN chế biến, xuất khẩu CT Việt Nam. Phía sau một kỳ tích Từ giống cá trôi sông ở ĐBSCL, con CT đã vượt biên giới quốc gia đến hơn 136 nước và vùng lãnh thổ, vào các siêu thị sang trọng, lên bàn ăn của các đại gia khắp các châu lục, đánh gục những con cá nheo Hoa Kỳ qua vụ kiện “bán phá giá CT, cá basa” nổi tiếng thế giới. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nuôi, chế biến, x

Nữ khoa học nhận giải thưởng quốc tế WIPO - TS.Nguyễn Thị Lộc Diệt sâu rầy bằng chế phẩm thân thiện

(ĐĐK) Làm lợi cho nông dân hàng nghìn tỷ Đây là chế phẩm sinh học có ưu điểm chỉ phun một lần có thể duy trì hiệu quả trừ rầy cho suốt vụ. Ở giai đoạn lúa ngậm sữa có thể phun chế phẩm Ometar một lần để trừ bọ xít nếu lúa bị bọ xít tấn công. Chế phẩm Ometar còn được ứng dụng để trừ bọ cánh cứng hại dừa... So với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng hoá chất, chế phẩm này giúp giảm chi phí diệt rầy đến 10 lần, không làm ô nhiễm môi trường, không tiêu diệt thiên địch. Đặc biệt chế phẩm Ometar sử dụng trừ rầy nâu lúc lúa đang trổ là rất tốt vì không ảnh hưởng tới lép hạt và năng suất lúa. Trong khi đó, nếu lúc lúa đang trổ có rầy nâu phải phun thuốc hoá học sẽ ảnh hưởng tới sự thụ phấn của hạt, gây hạt lép nhiều và giảm năng suất. Làm lợi cho nông dân hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. TS. Nguyễn Thị Lộc sinh năm 1956 tại Hà Tây. Tốt nghiệp ĐH năm 1980, chị vào Nam làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (nay là Viện Lúa ĐBSCL). Bộ môn Sinh thái côn trùng và Phòng trừ sin

Người Việt qua cách nói năng cười cợt

Blog VƯƠNG TRÍ NHÀN Trích từ chuyên mục   Người xưa cảnh tỉnh đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007 Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn Không còn lễ nghĩa liêm sỉ         Nước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ.        Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái.         Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tần, Trương Nghi (1), chiếm giải quán quân.        Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón, mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng (2)  không khác gì người điên.       Lại còn một điều xấu nữa, hễ có bất bình với ai thì phát thệ (3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng.       Thường hàng ngày cùng giao du