Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vì nền nông nghiệp phát triển bền vững

Bài của Trần Hữu Hiệp trên trang 1 báo Sài Gòn Giải phóng Thứ sáu, 16/11/2012, 06:06 (GMT+7) Thông báo gần đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết dù chỉ mới 10 tháng, xuất khẩu gạo của nước ta đã vượt qua Thái Lan, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Người nông dân ĐBSCL và hạt gạo Việt lại viết thêm kỳ tích mới. Trước đó, Tổ chức Cà phê quốc tế cũng xác nhận Việt Nam vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới. Hạt tiêu chiếm vị trí số 1 khi xuất khẩu cao gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Hạt điều cũng đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu, số 2 về chế biến và số 3 về sản lượng. Con cá tra, một sản phẩm “đặc hữu” của ĐBSCL từ nhiều năm qua đã chiếm ngôi đầu bảng thế giới trên cả 3 mặt: sản lượng, giá trị xuất khẩu và thị phần. sản vật đồng bằng Từ vị trí hàng đầu thế giới đó, ngoảnh lại sau hay nhìn về phía trước cũng nhiều nỗi lo. Theo ngôn ngữ thể thao là “phong độ không bằng đẳng cấp”, xét ở góc độ kinh tế, thì “số lượng không bằng chất lượng và giá trị”

Du lịch ĐBSCL - Nỗ lực tìm hướng đi mới

Bài của Vũ Thống nhất (SGGP) Thứ sáu, 16/11/2012, 05:59 (GMT+7) Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, du lịch vẫn nỗ lực vượt khó, tạo điểm sáng. Đến thời điểm này, đã có thêm nhiều tín hiệu vui cho du lịch châu thổ sông Cửu Long. Trong chương trình hợp tác du lịch “Bốn quốc gia - Một điểm đến”, phát triển du lịch ĐBSCL sẽ là nội dung quan trọng giúp hình thành Hành lang kinh tế Mekong. Những tín hiệu vui Cách đường biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng hơn 60km là cao nguyên Bokor (Campuchia). Nằm ở độ cao trên 1.080m so với mặt nước biển, muốn lên đến đỉnh, khách phải ngồi xe hơn 1 giờ, quanh co qua những cánh rừng nguyên sinh và vách núi cao dựng đứng. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn Vịnh Thái Lan và đảo Phú Quốc (Việt Nam). “Dù hạ tầng ở Bokor vẫn chưa hoàn chỉnh nhưng mỗi tháng nơi này đã đón gần 17.000 du khách, trong đó lượng khách đến từ Việt Nam chiếm tỷ lệ quan trọng” - Beurich Gerd, Tổng giám đốc Thansur Bokor Highland Resort thông báo. Đoàn khảo sát từ nhiều công t

Chính phủ là công bộc của dân

Bài này được chép lại từ Trang  http://bvbong.blogspot.ch/. Theo Chủ Blog này và tôi cũng có đọc ở đâu đó,  Chiến Thắng là bút danh của Bác Hồ, bài báo được cho là đã đăng trên báo Cứu Quốc số 46, ngày 19/9/1945.     Hồ Chủ tịch xin lỗi toàn Đảng, toàn dân  về sai lầm trong Cải cách ruộng đất.  Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Nhân Dân. N on hai tháng trước đây (7/1945), trước cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, nói tới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảng cướp nguy hiểm, xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người "anh cả" trong gia đình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gửi số mệnh vào. Người xưa nói: Quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói:  "Chính phủ là công bộc của dân" vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do

Doanh nghiệp vẫn than khó tiếp cận vốn rẻ

TT - Ngày 9-11, tại Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Che bien thủy sản ở một nhà máy thời kỳ "sung sức" của các DN Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký VASEP, chín tháng đầu năm 2012 trên 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản VN đã xuất khẩu đạt trên 4,5 tỉ USD, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản chưa đạt yêu cầu như mong muốn, theo ông Hòe, là do thiếu vốn cho người nuôi và doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu, nhu cầu từ thị trường chủ lực EU lại thấp... Trước tình hình khó khăn của ngành thủy sản, ông Hòe đề nghị Ban chỉ đạo Tây Nam bộ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn, xem xét cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản được vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ với lãi

Để khoa học và công nghệ là điểm tựa cho nông nghiệp - Tạo giá trị gia tăng tối ưu

Thứ hai, 12/11/2012, 05:56 (GMT+7) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển KH-CN nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến; sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới”. Đây là nội dung quan trọng, nhấn mạnh đến vai trò nông nghiệp của ĐBSCL. Thực tế, nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết để ĐBSCL có điểm tựa vững chắc từ phát triển KH-CN. Nông nghiệp là trụ cột Trong 16 năm (1996 - 2012) KH-CN đóng góp 30% giá trị gia tăng trong tăng trưởng nông nghiệp, giúp Việt Nam gia tăng giá trị sản lượng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu lên mức gần 20 tỷ USD. Còn 8 năm nữa đến năm 2020. 8 năm, bằng 50% thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về KH-CN, ĐBSCL phải tạ

TP Hồ Chí Minh: Liên kết chuỗi để bình ổn giá hiệu quả

Bài trên chinhphu.vn  7:37 AM, 15/11/2012 (Chinhphu.vn) – Hiện khả năng tự cung cấp hàng nông sản của TP Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng từ 15 - 20% nhu cầu. Để đảm bảo nguồn cung nông sản chất lượng, giá cả ổn định, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì rất cần liên kết, hợp tác với các địa phương. Quang cảnh buổi hội thảo - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Ngày 14/11, tại TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TP Hồ Chí Minh thông qua tăng cường liên kết kinh tế với vùng ĐBSCL. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, ĐBSCL là nơi sản xuất và cung cấp nông sản chủ yếu cho TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, nếu đặt vấn đề bình ổn giá thị trường TP Hồ Chí Minh mà không đặt vấn đề từ sản xuất, chế biến và tổ chức phân phối hàng hóa thì chưa phải là giải pháp căn cơ và lâu dài. Theo ông Trần Hữu Hiệp, mối liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL thời gian qua đã có nhưng chưa thực sự hiệu quả và c

Tăng liên kết để bình ổn giá

Bình ổn giá là cần thiết nhưng vấn đề là làm sao trả giá về đúng với thị trường Sáng 14-11, tại TPHCM đã diễn ra hội thảo “Nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TPHCM thông qua tăng cường liên kết với vùng ĐBSCL”.   Theo các nhà kinh tế, đại diện chính quyền TPHCM và khu vực ĐBSCL cũng như các doanh nghiệp (DN), phần lớn nguồn cung thực phẩm cho TPHCM hiện nay là từ các địa phương khác, trong đó   ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc bình ổn thị trường, đòi hỏi phải thực hiện liên kết giữa nông nghiệp (nguồn nguyên liệu) với công nghiệp chế biến, phân phối kinh doanh và kiểm soát các quy ước của chương trình. Có thể liên kết trong sản xuất chăn nuôi hay giữa các thành viên tham gia chuỗi sản xuất ở các cấp khác nhau.   Ông Nguyễn Văn Trực, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, cho rằng muốn bình ổn thị trường, trước hết phải tập trung ở khâu sản xuất. DN phải có giá thành thấp nhất để sản xuất, trên cơ sở Nhà nước quy hoạch nguồn nguyên

Bình ổn giá cần bảo đảm hài hòa lợi ích các bên

Các chuyên gia thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến tại Hội thảo. KTNT- Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) và Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố vừa phối hợp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tăng cường liên kết kinh tế với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại đây, nhiều vấn đề đã được đưa ra bàn luận. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, để tạo được mối liên kết kinh tế bền vững với vùng ĐBSCL, điều cần thiết phải làm là hài hòa được lợi ích giữa nông dân - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhà nước cần khẳng định rõ vai trò chủ động. Theo Tiến sĩ Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thì khi đã gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ trong đó có hệ thống kênh phân phối. Tuy nhiên, hệ thống kênh phân phối của Việt Nam còn yếu so với hệ thống kênh phân phối nước ngoài, nhất là về mặt tài chính và nguồn nh