Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nền kinh tế đang mở ra dư địa cải cách lớn

SGGP,  Thứ tư, 31/07/2013, 07:01 (GMT+7) “Nếu không có những biện pháp dài hạn thì không thể vượt qua những khó khăn ngắn hạn”. Đó là nhận định của PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về tình hình “sức khỏe” của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tăng trưởng.  Tính đến thời điểm này Vinashin đã tái cơ cấu được nhiều doanh nghiệp. (Ảnh: Đóng tàu xuất khẩu tại Vinashin). Ảnh: Cao Thăng Còn đó nỗi lo lạm phát Không thể phủ định là vừa qua cũng đã có một số yếu tố làm cho nền kinh tế chuyển động theo hướng phục hồi ổn định và tăng trưởng. Ví dụ lạm phát giảm khá mạnh, kéo theo lãi suất hạ hay GDP quý 2 tăng nhanh hơn quý 1. Lãi suất hạ, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được vốn. Khi doanh nghiệp đã quá yếu sức thì lãi suất 10% - 12%/năm, thậm chí 9% - 10%/năm vẫn là cao. Nợ xấu, chưa xoay chuyển được một cách thực chất, vì năng lực trả nợ chưa được cải thiện thực s

Sở hữu chéo lũng đoạn ngân hàng

TT - Có ngân hàng dành 70-80% vốn chỉ phục vụ các dự án “sân sau” của các ông chủ ngân hàng. Thông tin này được các chuyên gia công bố tại hội thảo “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo” tổ chức ngày 31-7, để chỉ ra những hệ lụy việc sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Hội thảo do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức kéo dài hơn 5 giờ và dù đã quá giờ nghỉ trưa, song các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan quản lý đã tranh luận rất sôi nổi về rủi ro sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống ngân hàng - một vấn đề lâu nay nhiều người cho là nhạy cảm. Vốn dành cho dự án “sân sau” "Tôi xin nói thật, kể cả cơ quan công an vào cũng không dễ dàng gì. Xử lý vấn đề nghiêm trọng nhất của sở hữu chéo chính là việc ngăn chặn thao túng của các cá nhân, cổ đông lớn biến các ngân hàng thành ngân hàng “sân sau” của mình" Ông Dương Quốc Anh (phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) Ông Dương Quốc Anh, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh g

Trêu ghẹo cũng bị phạt tiền!

Báo Thanh Niên, 01/08/2013 11:00 Minh họa: Dad Dự thảo lần thứ 3 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình do Bộ Công an đề nghị có rất nhiều điểm mới, trong đó nếu được thông qua, sẽ có nhiều nội dung chế tài, xử phạt rất nhiều hành vi liên quan đến mọi mặt trong sinh hoạt của con người, của gia đình và xã hội. Thanh Niên  sẽ lần lượt lấy ý kiến của mọi ngành, mọi giới về một số nội dung mới nhất có tác động sâu rộng trong đời sống xã hội; về tính khả thi và bất khả thi của một số điều khoản nêu ra trong dự thảo Nghị định. Tại điều 6 dự thảo Nghị định (NĐ) quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”. Theo luật sư Nguyễn Hiền Hà - Giám đốc Công ty TNHH luật Hiền Hà (Q.1, TP.HCM), hành động khi

300.000 ca nạo phá thai vị thành niên/năm

Người Lao Động, Thứ Năm, 01/08/2013 23:27 Đó là số ca nạo phá thai trong tuổi vị thành niên hằng năm ở nước ta. Dù để sinh hay bỏ thai, thai phụ đều phải đối diện với nhiều bất lợi về sức khỏe sinh sản Tại một cuộc hội thảo của Hội Kế hoạch hóa gia đình gần đây, bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, cho biết hiện nay tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên (VTN) của Việt Nam khá cao, chiếm khoảng 20% trong tổng số ca nạo phá thai hằng năm với khoảng 300.000 ca, cao nhất so với các nước Đông Nam Á. Theo thống kê từ Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ sinh con ở độ tuổi VTN ở Việt Nam cũng khá cao, với 46/1.000 trường hợp. Nhiều nguy cơ tai biến sản khoa Theo BS Nguyễn Thanh Dung, Trưởng Phòng khám Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thai ở độ tuổi VTN cao, trong đó có nguyên nhân tuổi dậy thì đến sớm hơn. Nếu như ở những thập niên 60, 70, tuổi dậy thì trung bìn

Lo dệt may mất cơ hội từ TPP

Tin báo Tuổi Trẻ TT - Ngày 2-8 tại Đồng Nai, Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) đã gặp gỡ trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu để thông tin về những tác động khi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết. Theo Vitas, khi VN trở thành thành viên của TPP, để được hưởng thuế suất 0% thì các doanh nghiệp phải tuân thủ công thức “từ sợi trở đi” (yarn forward), tức tất cả công đoạn kéo sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Hiện thuế suất trung bình của ngành dệt may VN vào Mỹ là 17,5% và Liên minh châu Âu (EU) là 9,6%, nên khi VN vào TPP được hưởng thuế suất 0% là một cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, VN đang nhập khẩu nguyên liệu bông đến 99%, còn xơ các loại nhập đến 54% đã đặt ra những thách thức cho nhiều doanh nghiệp. Do vậy, Vitas đề nghị các doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng về nguồn lực tài chính, thị trường, nguyên phụ liệu, lao động, thiết bị... để Vitas tham mưu

Vài nét về văn hóa Chăm ở Tây Nam bộ

Báo Cần Thơ, Thứ bảy, 20/07/2013 19 giờ 42 GMT+7 Ở An Giang, hai huyện Phú Tân và An Phú là nơi có các cộng đồng người Chăm cư trú khá lâu đời. Người Chăm An Giang có nguồn gốc, xuất xứ từ Nam Trung bộ, thuộc vương quốc Chăm Pa cổ. Dọc theo sông Hậu từ Châu Đốc trải dài đến giáp biên giới Campuchia có cả thảy 7 làng Chăm là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Tường, Búng Lớn, Búng Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ. Hiện nay, có khoảng hơn 2.000 hộ với trên 13 ngàn người Chăm Islam sinh sống, cư trú tại đây. Sau các biến cố lịch sử, người Chăm dần thích nghi, hòa nhập với cuộc sống mới trên vùng đất Tây Nam bộ. Tuy nhiên, cộng đồng Chăm An Giang vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của tín đồ theo đạo Islam. Lễ hội là những sinh hoạt văn hóa thiết thân không thể nào thiếu trong cộng đồng dân tộc Chăm. Người Chăm có rất nhiều lễ hội. Các lễ hội tiêu biểu của người Chăm An Giang gồm có: Lễ tạ ơn (Asura) được tổ chức vào mùng 10 tháng Giêng Hồi lịch (Hồi lịch thường sau âm lịch

Gỡ khó cho nông dân - Cần cơ chế “khoán 10” mới

SGGP,  Thứ hai, 15/07/2013, 06:53 (GMT+7) Hiện nay, hàng loạt mặt hàng của nông dân làm ra đều bị dư thừa, giá cả xuống rất thấp nên không có lãi, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn và cái vòng cứ luẩn quẩn mãi. Nhằm kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, PV Báo SGGP có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn nông nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Bộ NN-PTNT, một trong những chuyên gia tâm huyết và có nhiều nghiên cứu về vấn đề “tam nông” hiện nay. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - PV:  Theo ông, hiện nay người nông dân đang gặp khó khăn như thế nào? >> TS NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN:  Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu về xóa đói giảm nghèo nhưng hiện nay khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn đang ngày càng rõ, đặc biệt là nhóm người ở vùng sâu, vùng xa không được hưởng thành quả của tăng trưởng. Bởi phần lớn cư dân ở nông thôn là bà con nông dân, mà đây là khu vực đang gặp nhiều khó khăn nhất. Thời gian

“Một cửa – Một điểm dừng” cho cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên

Trần Hiệp Thuỷ UBND tỉnh An Giang vừa có báo cáo tình hình phát triển thương mại biên giới, kiến nghị Bộ Công thương đề xuất Chính phủ đàm phán với Campuchia áp dụng mô hình “Một cửa – Một điểm dừng” tại cửa khẩu quốc tế (CKQT) Tịnh Biên. Đây là CKQT quan trọng nhất, nhiều năm qua luôn chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập biên mậu của các CK trên toàn tuyến biên giới Tây Nam khoảng 400 km. Siêu thị miễn thuế ở khu vực cửa khẩu Tịnh Biên Trong năm 2012, tổng giá trị hàng hoá qua lại biên giới của tỉnh An Giang đạt 1,76 tỉ USD, tăng 24% so năm trước; 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng 35% so cùng kỳ, đạt gần 600 triệu USD. An Giang hiện có 2 CKQT (Tịnh Biên và Vĩnh Xương), 2 CK quốc gia (Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông) và nhiều CK phụ đang hoạt động sôi nổi. Khu thương mại Tịnh Biên, liền kề Khu Công nghiệp Xuân Tô là điểm mua sắm lí tưởng của nhiều khách tham quan, du lịch vùng Bảy Núi và người dân 2 nước. Từ năm 2009 đến nay, An Giang luôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương m