Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đồng phục, đồng tiền và đồng tình

Hữu Hiệp 22,5 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới. Cùng với nỗi lo chất lượng dạy và học của thầy trò, đồng phục học sinh lại nóng lên do những “câu chuyện lạ” vừa qua trong trường học. Đồng phục đáng ra là một biểu hiện tốt đẹp, nhưng lại bị “lăn tăn” bởi tác động của  đồng tiền, thiếu sự đồng tình của dư luận. Chuyện hơn trăm học trò của Trường THPT Hà Huy Giáp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ bị buộc về nhà vì mặc quần ống hẹp, gợi nhiều suy nghĩ về “tư duy giáo dục và cái quần ống túm”. Chuyện học trò trường THPT Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang bị cắt dép vì không mang giày ba ta trắng đúng qui định, làm không ít người phẫn nộ về cách hành xử đáng chê trách của thầy giáo. Chuyện một bộ đồng phục giá “1 tạ thóc” và kết quả nghiên cứu gần đây được công bố, chi phí cho bộ đồng phục học trò chiếm từ 8,5%  - 14,9% tổng chi tiêu cho giáo dục gia đình, làm nặng thêm “rổ chi tiêu” của mỗi nhà, đã trở thành nỗi lo lớn của nhiều người. Không ít gánh nặng đó bị đè nặng thêm do nhữn

Thư viện VideoClip: PV chuẩn bị MDEC - Vĩnh Long 2013

Khởi động MDEC – Vĩnh Long 2013 23-07-2013 Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL năm 2013 sẽ do tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức. Đây là một trong những sự kiện kinh tế – chính trị- xã hội  không chỉ mang tính cấp vùng, mà có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá tiềm năng – lợi thế của các tỉnh trong khu vực với các bộ – ngành trung ương, các tỉnh – thành trong cả nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy KT-XH trong vùng phát triển. Đến nay công tác chuẩn bị cho MDEC Vĩnh Long 2013 đã  khởi động với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ- ngành trung ương,  ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ban chỉ đạo diễn đàn và ban thư ký diễn đàn. Với chủ đề  "ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh”  , diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL lần này nhằm khẳng định:  Việc hướng đến nền kinh tế xanh là giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững về tài nguyên thiên nhiên. Ông Trần Hữu Hiệp –

Ưu tiên hay không cho con em “Hai Lúa” vào đại học?

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 204 - Thứ năm 05/09/2013 09:21 Một mùa tuyển sinh nữa sắp kết thúc, năm học mới đang mở ra . Cổng trường đại học (ĐH) không phải là đích đến duy nhất của học sinh tốt nghiệp phổ thông, nhưng vẫn là niềm mơ ước của phần đông các em bước vào tuổi trưởng thành. Việc ưu tiên hay không cho các thí sinh tại các vùng khó khăn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ lại tiếp tục được tranh cãi. Những người làm chính sách GDĐT đứng trước áp lực hai phía: đồng tình, ủng hộ và phê phán, phản bác chính sách ưu tiên xét tuyển. Vất vả đường đến trường: Học trò Miền Tây đi học.   Năm 2012, xét đề nghị của B an Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ GD-ĐT đồng ý cho thí sinh khu vực “ba Tây” được hưởng ưu tiên từ 0,5 lên 1 điểm. Các trường ĐH tại 3 khu vực này được xét tuyển bổ sung thí sinh có điểm thi ĐH dưới điểm sàn không quá 1 điểm với điều kiện phải qua khoá bổ sung kiến thức. Mới đây, trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng , năm nay B ộ ch

VideoClip Một Góc đồng bằng

Cám ơn bạn nào đã tập hợp, biên tập các Clip mà MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG đã tải lên mạng (Click vào)

Nâng cao giá trị đặc sản Việt

TRẦN HỮU HIỆP Bài trên báo SGGP thứ sáu, 30/08/2013, 06:04 (GMT+7) Vài lời: Trân trọng cảm ơn nhà báo Trần Minh Trường - Trưởng Văn phòng đại diện báo SGGP tại ĐBSCL đã có công biên tập và sử dụng bài viết này. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ trong một thập niên, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang mà không bất kỳ cây, con nào đạt tốc độ phát triển nhanh như thế. Sản lượng tăng hơn 50 lần, kim ngạch xuất khẩu hơn 65 lần, chiếm 99% thị phần cá tra, cá basa toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD, tạo việc làm cho hàng chục triệu công nhân, người nuôi và “lao động phụ trợ” khác. So với sản xuất lúa gạo, làm bài toán đơn thuần, thì sản xuất cá tra có giá trị hơn nhiều. Xuất khẩu 1 tấn gạo chỉ khoảng 400 - 500 USD, tức 1 kg gạo thu 0,4 - 0,5 USD. Trong khi giá 1 kg phi lê cá tra 3 - 4 USD, hơn gần 10 lần. Nông dân nuôi cá tra năng suất cao, 1ha mặt nước đạt năng suất 300 - 400 tấn, coi như đứng đầu thế giới. Về mặt dinh dưỡng học, ngành này đang đáp ứng xu thế ẩm thực mớ

Gái chưa chồng Đài Loan cất trứng 'để dành'

VnExpress Mắc kẹt giữa áp lực lấy chồng sinh con và theo đuổi sự nghiệp, ngày càng nhiều phụ nữ Đài Loan lựa chọn đông lạnh trứng ở các phòng sản khoa như một giải pháp "để dành" cho tương lai.  Nhiều phụ nữ Đài Loan gác lại một bên trách nhiệm làm mẹ để theo đuổi sự nghiệp. Ảnh minh họa:  Straits Times Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng lao động ở Đài Loan. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, áp lực việc làm càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Đó là nguyên nhân khiến tuổi kết hôn trung bình ở hòn đảo này tăng từ 24 tuổi vào những năm 1980, lên 30 tuổi như hiện nay, và dẫn đến xu hướng đông lạnh trứng. "Tôi không biết khi nào buồng trứng của mình bắt đầu thoái hóa nhưng tôi biết chắc rằng tôi sẽ lấy chồng muộn và sẽ làm mẹ", Linn Kuo, 34 tuổi, người đã chọn giải pháp đông lạnh trứng từ ba năm trước nói. Kuo đang làm quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Cisco Đài Loan với thu nhập cao và có thể làm việc tại nhà. Tuy nhiên, t

Bài 1. Người có nhiều vợ và bồ bậc nhất Sài Gòn: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng

Bài trên Báo Lao Độn g Cho tới ngày nay ở Sài Gòn, ngoài Hùng Cường, chưa có nghệ sĩ nào nổi bật trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như: Tân nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh... Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài thi đấu... Nghệ sĩ Hùng Cường. >> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & đời sống số 18 Ông cũng là nam nghệ sĩ được cho là có nhiều vợ và bồ nhất ở Sài Gòn. Vậy mà khi chết đi, ông nằm trong ngôi mộ nhỏ ven con đường làng ở Bến Tre. Làm sôi động sân khấu cải lương Cho tới ngày nay, chưa có ai làm được chuyện “kinh thiên động địa” trên sân khấu cải lương như Hùng Cường. Đó là vào năm 1959, một nghệ sĩ chưa từng được biết trong giới cải lương, chưa từng đảm nhận bất cứ vai phụ nào, bỗng bất ngờ xuất hiện trong vai chính và thành công vang dội.  Đó là điều không thể hiểu nổi, bởi một người theo nghề cải lương phải mất ít nhất 2-3 năm làm “giàn bao” mới lên được vai phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài và khổ luyệ