Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

“May áo” cho đảo ngọc Phú Quốc

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 214 - Thứ ba 17/09/2013 08:30 Hôm qua (ngày 16.9), tại Phú Quốc đã diễn ra Hội thảo khoa học “Xây dựng Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc” do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - chủ trì. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng tỉnh Kiên Giang, huyện Phú Quốc tham dự hội thảo, góp ý kiến tâm huyết để “may áo” cho hòn đảo ngọc quốc gia phát triển xứng tầm với một “Singapore của Việt Nam”. Một góc đảo ngọc Thời gian qua, để phát triển Phú Quốc, nhiều chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đã được mời lập quy hoạch, hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo ra diện mạo mới; nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều “lực cản” trong phát triển hòn đảo này. Những “điểm nghẽn” được nhận dạng là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Phú Quốc đang thiếu v

Bàn cách xây dựng Đặc khu kinh tế Phú Quốc

(Chinhphu.vn) – Để tạo “sức bật” cho Phú Quốc vươn lên thành Đặc khu kinh tế, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng các cơ  chế, chính sách đặc thù phải “vượt lên” hệ thống cơ chế, chính sách của cả nước. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì Hội thảo. Ảnh VGP/ Thành Chung Sáng ngày 16/9 tại huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức hội thảo khoa học đóng góp ý kiến vào Đề án thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Phú Quốc. Chủ trì Hội thảo là Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Kiên Giang và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế. Việc xây dựng một Đề án thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Phú Quốc (còn có thể gọi là Đặc khu kinh tế Phú Quốc) là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang thực hiện nhằm phát huy lợi thế tự nhiên của Phú Quốc. Phú Quốc có khí hậu thuận lợi, t

Hội thảo phương pháp luận giám sát tác động biến đổi khí hậu và nước biến dâng đối với chất lượng môi trường

Trong khuôn khổ nội dung đề tài “ Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thiết lập hệ thống giám sát tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với chất lượng môi trường nước mặt lục địa”,  mã số BĐKH.03 do Trung tâm Quan trắc môi trường là tổ chức thực hiện đề tài, một nội dung trọng tâm là đề xuất phương pháp giám sát tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với chất lượng môi trường nước mặt lục địa.   Ngày 23/8/2013 tại Tp Cần Thơ, Trung tâm Quan trắc môi trường tổ chức Hội thảo “ Phương pháp luận giám sát tác động biến đổi khí hậu và nước biến dâng đối với chất lượng môi trường nước mặt lục địa” v ới mong muốn thu nhận các ý kiến góp ý chi tiết của các chuyên gia đối với các vấn đề có liên quan.  Chủ trì hội thảo:  Ông Nguyễn Văn Thùy - Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Tham dự hội thảo là các đại biểu đại diện cho Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường của 13 địa phương thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Các chuyên gia trong lĩnh

Xuất khẩu ngành dược tăng và những chiến lược đột phá

VTV Cần Thơ, 07/09/2013, 17:45:04   (VTV Cần Thơ) - Tiếp theo tình hình xuất khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành dệt may được phản ánh mới đây, nhóm phóng viên thời sự tiếp tục ghi nhận vấn đề này đối với ngành dược – một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng xuất khẩu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kiểm nghiệm thuốc tại Cty CP dược Hậu Giang Cùng với dệt may, thời gian qua xuất khẩu ngành dược tăng trưởng khá mạnh. Cụ thể, tại thành phố Cần Thơ - nơi tập trung các công ty dược có quy mô lớn của cả nước, tính chung 8 tháng/2013, xuất khẩu dược phẩm của thành phố đạt gần 4,6 triệu đô la Mỹ, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài các thị trường truyền thống như: Lào, Campuchia, Myanmar,…hiện dược phẩm được sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long đã có mặt ở các thị trường khó cạnh tranh như: Singapore, Ukraina, Nga,…Làm được điều này không đơn giản chút nào, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương t

“Sức khỏe” nền nông nghiệp - nhìn từ “vựa lúa quốc gia”

Báo Cần Thơ, thứ sáu, 13/09/2013 20 giờ 00 GMT+7 * Trần Hữu Hiệp Phía sau kỳ tích Nông dân ĐBSCL "được giao" trọng trách "đảm bảo an ninh lương thực quốc gia" qua nghề trồng lúa. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi sống cả dân tộc mà còn biến Việt Nam từ nước thiếu đói ở thập niên 80 sang một cường quốc xuất khẩu gạo từ đầu những năm 90 đến nay. Năng suất và sản lượng lúa gạo của ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng nhanh. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn "cứu nguy" cho kinh tế đất nước ở những giai đoạn khó khăn. Xét trên bình diện chung, một cách không chủ quan, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được đảm bảo an ninh lương thực một cách chắc chắn. Thu hoạch lúa đông xuân 2012 ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: HỮU HIỆP  Nhưng đó là kỳ tích đã qua. Thành công trong quá khứ, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. "Vựa lúa

Hơn 270 triệu USD xây cầu nối Cần Thơ và Đồng Tháp

VnExpress Sáng 10/9, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km dẫn qua sông Hậu, góp phần cải thiện giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km, bao gồm cả phần cầu chính và cầu dẫn qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, nối với quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Trong đó, phần cầu chính vượt sông là cầu dây văng dài 870m và cầu dẫn bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 2 phía Đồng Tháp và Cần Thơ dài gần 2km. Cầu Vàm Cống được xây dựng với quy mô mặt cắt ngang 24 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, có dải phân cách cứng ở giữa, vận tốc thiết kế cho xe qua cầu là 80km/h. Cầu Vàm Cống cách bến phà Vàm Cống hiện nay khoảng 2,5km về phía hạ lưu và cách cầu Cần Thơ khoảng 48km về phía thượng lưu. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 271 triệu USD, tương đương gần 5.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước. Dự kiến thi công khoảng 48 tháng. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguy