Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cô Thắm về làng

Báo Tuổi Trẻ, 24/11/2013 10:55 (GMT + 7) TT - Hiếm có cuộc đời nghệ sĩ nào lại nhiều nhọc nhằn và thử thách như cuộc đời của nhạc sĩ Giao Tiên. Đời ông không có nhiều cơ may, mà chỉ có tài năng giúp ông vượt lên muôn vàn khó nhọc. Nếu không có dịp được đối diện, nhìn thấy mái tóc bạc của ông thì cũng thật khó mà tin được cái cách bước đi thoăn thoắt, giải quyết công việc nhanh gọn... của nhạc sĩ Giao Tiên là của một người đã qua tuổi 70. Tìm gặp được ông vào mùa này, giữa lúc Đà Lạt mưa dầm, cũng là lúc ông kéo cao chiếc cổ áo và bước đi trên những con đường dốc để tìm những cảm giác mới, cho loạt ca khúc sẽ ra đời, tô đậm thêm gia tài tác phẩm đậm nét tình quê của ông đã ngót ngàn bài. Niềm đam mê được báo trước Cô Thắm về làng Nỗi lòng cô Thắm Rất nhiều người đã lầm bài hát  Cô Thắm về làng  là của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Một phần do chất dân dã hết sức vui nhộn cũng như tràn ngập hình ảnh đồng quê gần với nhiều tác phẩm của Hoàng Thi Thơ. Ngoài ra, khi

3,6 tỉ USD cho đường sắt về miền Tây

08/12/2013 09:00 Miền Tây Nam bộ từng là nơi có  tuyến đường sắt  đầu tiên của Việt Nam, dài 70 km, Sài Gòn - Mỹ Tho, hoạt động hơn 70 năm (1885 - 1958). Nay dự án đầu tư tuyến đường sắt về vùng đồng bằng này có quy mô vốn đầu tư 3,6 tỉ USD, vừa được đề xuất. Bản đồ phương án hướng tuyến và các ga trên tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ Tàu chạy bằng điện gió và điện mặt trời   Đã có những ý kiến trái chiều, nghi ngờ về tính hiệu quả của dự án vì cho rằng vận tải hành khách bằng đường sắt từ TP.HCM đi Cần Thơ khó có thể cạnh tranh với đường bộ. Trả lời Thanh Niên về tính khả thi của dự án, ông Phạm Chánh Trực cho biết phải chờ sau khi đơn vị chức năng lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) xong (dự kiến trong 1 năm), lúc đó mới đánh giá được. Vừa rồi chỉ mới là ký kết Bản ghi nhớ giữa Viện KH-CN Phương Nam và Tập đoàn EDES, để tiến hành lập FS. Đơn vị đề xuất phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này là Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN)

ĐBSCL: Thách thức cơ giới hóa nông nghiệp

SGGP, Thứ sáu, 06/12/2013, 00:58 (GMT+7) Tổn thất sau thu hoạch lúa tại ĐBSCL đang ở mức lớn, 13,7% về sản lượng và 13% về giá trị, tương đương gần 14.000 tỷ đồng mỗi năm. Các chuyên gia xác định, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp là yêu cầu cấp bách, đặc biệt trong quá trình hội nhập nhanh chóng hiện nay. Tuy nhiên, đang có nhiều cản ngại khiến quá trình này diễn ra chậm chạp, thu nhập của nông dân trồng lúa khó được cải thiện. Đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch lúa là yêu cầu bức thiết hiện nay ở ĐBSCL. “Đói” công nghệ và nguồn nhân lực ĐBSCL hiện có 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp (hơn 50% trồng lúa, đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu). Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ hộ có máy kéo và máy nông nghiệp còn thấp, 62 hộ mới có một máy kéo. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp ở ĐBSCL chỉ ở mức 1,85HP/ha, rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc (từ 4 - 6HP/ha). Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện

Những “báu vật sống” của văn hóa đồng bằng

Bài 1:  Người giữ dáng lụa Tân Châu "Bên nàng mặc Lãnh Mỹ A Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần" Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Long, thường gọi Tám Lăng, vừa nâng niu xấp lụa đen huyền trên tay, đọc cho tôi nghe mấy câu ca dao về một thời hoàng kim của làng lụa Tân Châu. Làng nghề giờ chỉ còn mình ông đeo nghề bám nghiệp với tâm niệm "Một đời mang nghiệp tằm tang, giờ bỏ sao đành…" và với hy vọng Lãnh Mỹ A sẽ lại "sống" những tháng ngày huy hoàng. Lãnh Mỹ A một thuở hoàng kim Làng lụa Tân Châu xưa gồm các phường Long Châu, Long Hưng và Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ngày nay, nằm ven đầu nguồn sông Tiền. Năm nay đã 86 tuổi, nghệ nhân Tám Lăng được xem là người cố cựu của vùng đất này nhưng cũng không biết chính xác làng nghề có từ bao giờ. Ông chỉ nhớ khi lớn lên ông đã thấy bà, mẹ và các chị quay tơ dệt lụa, còn cha ông nhuộm lụa bằng trái mặc nưa. Hình ảnh các cô gái mặc bộ đồ bà ba bằng Lãnh Mỹ A đen huyền trong nắng ban mai đến giờ vẫn l

Mía đường: chọn lựa chính sách

Trần Hữu Hiệp T hời báo Kinh tế Sài Gòn, t hứ Năm,  5/12/2013, 13:54 (TBKTSG) - Hóa ra, mấy mươi năm tập trung phát triển ngành mía đường, Việt Nam vẫn còn thua xa Lào, thì lấy gì cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ để tồn tại, chứ đừng nói đến phát triển! Câu chuyện nhập đường từ Lào chỉ là giọt nước làm tràn ly. Phát triển ngành mía đường ra sao phải nhìn lại từ góc độ chọn lựa chính sách. Việc điều hành một ngành kinh tế quan trọng liên quan hàng chục triệu nông dân, hàng vạn công nhân đang làm việc tại 40 nhà máy đường đang được phó thác cho “từng ông”: nông nghiệp lo sản xuất, công thương lo thị trường! Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Bài liên quan: Giọt nước tràn ly Cạnh tranh yếu, có nên tiếp tục bảo hộ? Một lần nữa, câu chuyện “nhập - xuất” làm dậy sóng ngành mía đường. Đề nghị “nhập đường từ Lào, rồi tái xuất” của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được ngành chức năng “đặt lên bàn”, bị dư luận phả