Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Câu chuyện doanh nghiệp ĐBSCL

Diễn đàn Doanh nghiệp ĐBSCL nằm trong khuôn khổ MDEC - Vĩnh Long 2013, được tổ chức sáng ngày 26-11 trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Diễn đàn lần này một lần nữa nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm những giải pháp hiệu quả nhất cho hoạt động của DN trong vùng. Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ và Hội đồng Hiệp hội DN ĐBSCL tiến hành trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với các DN vừa và nhỏ cho thấy rằng, tình hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) vẫn tiếp tục khó khăn, có tới 65% DN có mức doanh thu giảm, nguyên nhân là do thị trường bị thu hẹp, lượng đơn đặt hàng ít, hàng tồn kho tăng cao… đã kéo theo lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, DN hoạt động chủ yếu là duy trì sản xuất để bù khấu hao và trả lương cho người lao động. Đây cũng là điều đương nhiên vì năm 2013 là năm thứ 6 c

Doanh nghiệp ĐBSCL cần “hồi sức”

(HQ Online)-   Tại Diễn dàn Doanh nghiệp (DN) diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL - MDEC 2013, 3 “nút thắt” lớn nhất đã được chỉ rõ là khó tiếp cận vốn tín dụng, hàng tồn kho cao và không có thị trường tiêu thụ. Nếu như không có giải pháp để tháo gỡ các nút thắt này và “hồi sức”, thì số DN ĐBSCL teo tóp và phá sản sẽ ngày càng gia tăng. Ngân hàng tập trung vốn cho nông nghiệp vùng ĐBSCL Cần đa dạng xúc tiến đầu tư để ĐBSCL chuyển biến mạnh mẽ Đô thị vùng ĐBSCL đang chịu nhiều thách thức DN chế biến XK cá tra gặp nhiều khó khăn trong năm 2013. Ảnh: Q.D 65% DN giảm doanh thu Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ cho thấy từ đầu năm 2013 đến nay có tới 65% DN ĐBSCL giảm doanh thu, nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, lượng đơn đặt hàng ít, hàng tồn kho tăng cao… Doanh thu giảm đã kéo theo lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng. Qua phân tích, VCCI Cần Thơ cho rằng điều này có nguyên n

ĐBSCL: Liên kết phát triển các dòng sản phẩm chủ lực vùng

(Thứ Năm, 26/12/2013 14:41) Nghe nội dung chi tiết tại đây:   Radiovietnam-Lúa gạo, trái cây và thủy sản là những sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các địa phương trong vùng để phát huy các thế mạnh trên còn lỏng lẻo. Nghe nội dung chi tiết tại đây:  Từ lâu, lúa gạo, trái cây và thủy sản là những sản phẩm chủ lực, là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các địa phương trong vùng để phát huy các thế mạnh nói trên còn lỏng lẻo. Ngoài ra, chưa có sự tách bạch trong khái niệm "vùng"; quy chế quản trị vùng, cơ chế phối hợp hạn chế; tình trạng cạnh tranh cục bộ dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung… là những thách thức đối với các dòng sản phẩm chủ lực vùng ĐBSCL trong nhiều năm qua. Nhiều vấn đề chồng chéo Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã phối hợp với các địa phương trong vùng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu, đề xuất các chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực nhằm thúc đẩy phát tr

Thẩm quyền

NVP ' Blog Giả dụ bạn không phải là thành viên của một hội đoàn nào đó nhưng bỗng dưng bị bắt nộp hội phí hay đoàn phí, có lẽ chẳng ai chịu nộp tiền một cách phi lý như vậy. Giả thử tiếp các tổ chức hay doanh nghiệp không có hoạt động của hội đoàn này bên trong tổ chức hay doanh nghiệp của mình nhưng lại bị buộc phải nộp hội phí hay đoàn phí thì sự phi lý càng bị nhân lên bội lần. Người đạp xe lôi tóc dài Thế nhưng theo Nghị định 191 vừa mới ban hành vào cuối tháng trước, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt là đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở vẫn phải nộp kinh phí công đoàn. Thử tưởng tượng một doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ có 5, 7 công nhân nên không thành lập công đoàn cơ sở mà người chủ vẫn phải trích 2% quỹ lương để đóng phí công đoàn thì làm sao thuyết phục được họ (quỹ lương ở đây là quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động). Hay một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm đầu tiên hoạt động chưa tổ chức công đoà

Nông nghiệp trụ vững với khó khăn

Dân Việt  - Hôm qua (26.12) , Bộ NNPTNT đã chính thức công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2013. Theo đó, dù gặp rất nhiều khó khăn, song sản xuất vẫn tăng trưởng mạnh; xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực dù bị suy giảm đáng kể nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành vẫn tăng...  Kỷ lục mới của lương thực Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm nay ước đạt 801.200 tỷ đồng (xấp xỉ 40 tỷ USD), tăng 2,95% so với năm 2012, trong đó nông nghiệp đạt 602.300 tỷ đồng. Đặc biệt, về sản xuất nông nghiệp năm 2013 tăng trưởng khá, sản lượng trồng trọt tiếp tục vượt kỷ lục năm 2012 khi đạt tới 49,3 triệu tấn lương thực có hạt (tăng gần 559.000 tấn), riêng sản lượng lúa đạt 44,1 triệu tấn (vượt mốc kỷ lục 43,7 triệu tấn của năm ngoái). Dù gặp nhiều khó khăn, năm nay xuất khẩu nông, lâm thủy sản vẫn đạt 27,46 tỷ USD. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, năm nay có thể coi là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghi

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân:Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có...

(LĐO) P.T - 7:20 AM, 21/09/2013 Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: VOV Phát biểu tại phiên họp sáng 20.9 về kết quả triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm”. Nhiều đại biểu đã “giật mình” sau khi nghe báo cáo về tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật. Bộ nào cũng “nợ” Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 văn bản nợ, năm 2002 là 80, năm 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, năm 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của năm 2013 là nợ 93 văn bản.  Trong đó, bộ nợ nhiều văn

Sai một li, đi... cả họ

Báo Thanh Niên, 06/09/2013 10:55 Nhiều hộ dân ở xã Phú Thịnh (H.Tam Bình, Vĩnh Long) “dở khóc, dở cười” chạy lo điều chỉnh giấy tờ cho con đi làm, đi học... bởi hơn 10 năm trước,  giấy khai sinh  của con em họ đã bị cán bộ tư pháp xã viết sai chính tả!  Dấu ngã biến thành dấu hỏi Tiếp xúc với chúng tôi vào chiều 4.9, ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh, cho biết lãnh đạo địa phương cũng đang đau đầu về chuyện viết sai chính tả của ông Nguyễn Văn Khởi, cán bộ phụ trách công tác tư pháp, hộ tịch của xã từ năm 1994 - 2004. “Trong thời gian đương nhiệm, ông Khởi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không gây phiền hà cho ai. Ngặt nỗi, ông hay bị  sai chính tả ; ai họ Nguyễn, họ Võ đều bị ông đánh máy thành “Nguyển”, “Vỏ” ráo trọi. Lúc đầu không ai để ý, cho đến khi người dân đi làm hồ sơ cho con em đi học, đi làm mới phát hiện”, ông Bảy nói.   Ông Bùi Văn Võ bức xúc trước việc giấy khai sinh của đứa cháu ghi Nguyển Thanh Ngân - Ảnh: T.Đ Để tìm hiểu