Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bông súng, củ co nơi miền Tây Nam Bộ

Dân Việt điện tử, thứ Bảy, ngày 14/06/2014 08:59 AM (GMT+7) Theo Út Tẻo (Dân Việt) Củ co có lá và cọng như bông súng nhưng kích thước nhỏ hơn. Người ta ít thấy bông củ co nở. Hay do bông nó quá nhỏ và nở vào buổi xế chiều nên ít ai để ý. Dân miệt bưng biền ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long thường hay mượn lời của một chàng trai nào đó tán gái để giãi bày hoàn cảnh của mình:  "Đói lòng đi móc củ co Thấy em hết gạo anh cho một nồi". Đồng sâu bông súng mọc Củ co, cũng là một dạng cây hoang mọc dưới nước khắp bưng đồng, kênh rạch vùng đất sông, xẻo như ô bàn cờ này. Hình dạng củ co tròn, khi đem về rửa sạch và nấu chin ăn bùi bùi như dái khoai môn (dân gian gọi phần củ nhỏ mọc dính theo củ lớn).  Ngày trước, nhà nghèo, thiếu gạo, đói cơm, dân gian thường nấu cháo củ co, bông súng. Khoảng tháng 10, tháng 11, nước giựt gần cạn đồng, người ta theo các bụi co già và thò tay móc sâu xuống dưới rễ của nó để lấy những chùm củ lớn bằng ngón chưn (chân) cái.  Bông sú

"Chợ nổi di động” vùng sông nước Cửu Long

Trần Hiệp Thủy   Báo Dân Việt điện tử ngày 12 tháng 6, 2014 Hình ảnh “kinh tế thị trường” đầu tiên đối với tôi không phải là những học thuyết, lý luận của các nhà kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, Michael Porter mà chính là… những chiếc ghe hàng vùng sông nước miền Tây Nam Bộ quê tôi. Ở nơi đò giang cách trở, xa chợ, xa thành. Chợ nổi là hoạt động giao thương mang đậm chất văn hóa, truyền thống của cư dân ĐBSCL. Nếu hiểu kinh tế thị trường là nền kinh tế mà người mua, kẻ bán quan hệ với nhau theo quy luật giá trị, cung - cầu, thì nó đã tồn tại ở quê tôi từ lâu rồi. Ai cần gì, từ đồ ăn, thức uống đến cục pin, cạc điện thoại, thuốc Tây chữa bệnh đến mài dao, mài kéo... Những chiếc ghe hàng lênh đênh sông nước miền Tây cung cấp đủ thứ hàng hoá, dịch vụ. Người mua, chỉ chờ dứt một tiếng “hơ... hơ...”, ngoắc tay một cái là có ngay các thứ mình cần. Ngược lại, người bán cũng thông thuộc tánh ý, sở thích, thị hiếu từng nhà, từng người tiêu dùng của mình. Ghe hàng tiện

Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới!

Báo Tuổi Trẻ, 11/06/2014 15:05 (GMT + 7) TTO - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 11-6. Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới" - Ảnh: Việt Dũng   Ông Phạm Vũ Luận: sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan >>  Chất vấn tại quốc hội, đại biểu sốt ruột với nợ công   >>   Chủ tịch Quốc hội: "Nợ công đã đe dọa an ninh tài chính" Có lợi ích nhóm trong ban hành văn bản pháp luật không? Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu vấn đề: dư luận người dân, báo chí và ngay tại diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân. Là người

“Kế hoạch hóa sinh sản”… trường đại học

Trần Hiệp Thủy SGGP, t hứ tư, 11/06/2014, 00:57 (GMT+7) Giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội. “Tư lệnh ngành” hôm nay (11-6) phải giải trình về các vấn đề bức xúc, trong đó có việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), nhiều loại hình đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thấp, tỷ lệ sinh viên không tìm được việc làm cao, lãng phí nguồn lực xã hội. Đến cuối năm 2013, cả nước có hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi đang thiếu việc làm. Đáng lo ngại, trong số đó gần 21% là thanh niên từ 20 - 24 tuổi tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên. Đặc biệt, có hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, chấp nhận làm lao động phổ thông. Thời gian qua, GD-ĐT và dạy nghề ĐBSCL đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực. Mạng lưới trường ĐH, CĐ đã hình thành và phát triển nhanh. Từ số lượng ít ỏi các trường ĐH công lập nặng tính bao cấp trước đây, đến hàng loạt trường ĐH, CĐ ra đời, tạo “diện mạo mới”. Theo quy hoạch

Chuyển đổi 112.000 ha đất trồng lúa: Nhìn từ vựa lúa quốc gia

Báo Nông nghiệp Việt Nam, 05/06/2014, 08:15 (GMT+7) Trần Hữu Hiệp Thành công trong quá khứ, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. “Vựa lúa gạo quốc gia” đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới./  Chuyển đổi đất lúa ở ĐBSCL: Cần thận trọng Vội vã chuyển trồng lúa sang đậu nành, rau màu hay cây trồng khác chỉ vì lúa gạo đang gặp khó là cách làm không căn cơ TIN BÀI LIÊN QUAN ·         ĐBSCL hưởng chính sách chuyển đổi đất lúa sang trồng màu ·         Chuyển đổi đất lúa sang trồng bắp thu hàng chục tỷ đồng Nông dân trồng lúa ĐBSCL “được giao” trọng trách “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Họ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi sống cả dân tộc mà còn đưa VN từ nước thiếu đói ở thập niên 80 thế kỷ trước thành một cường quốc XK gạo. Năng suất và sản lượng lúa gạo của ĐBSCL đã liên tục tăng trưởng nhanh. Những thành công đó không chỉ góp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc phát triển nông thôn mà còn “cứu nguy

Nhớ xôi phồng Chợ Mới

Báo Dân Việt điện tử ngày 05-5-2014 Trần Hữu Hiệp “Cái chợ có từ hồi nào và bao nhiêu tuổi/Mà ai cũng bảo là chợ mới quê em?”. >> Bánh đa kế, món quà quê dân dã >> Ba món trứ danh “Chồn, cọp, lưỡi hổ” miền đất võ >> Chợ quê miền sông nước >> Điệu Lâm Thôn thấp thoáng sân chùa Ca từ quen thuộc trong bài vọng cổ “Chợ Mới quê em” của soạn giả Trọng Nguyễn nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc. Cái chợ xã xứ quê xưa nay là chợ huyện, nhộn nhịp hơn nhiều thời “Dòng sông thơ ấu” những năm 1940 của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng và mới hơn những cuộc hẹn hò bến nước dưới sông trước nhà của thằng Tâm, con Hồng – 2 nhân vật trong bài ca cổ miền Tây. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi,vẫn nhớ về một món “ăn… chơi” không mới mà mộc mạc, đượm tình quê: Xôi phồng Chợ Mới, An Giang! Xôi chiên phồng Chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn “bắt”. Món xôi thì nơi nào cũng có. Nắm xôi của thằng Bờm trong truyện dân gian còn hơn cả ba bò, chín trâu, a

Chuyện vui Phó Thủ tướng Đức

10 từ ngữ Hà Nội người Sài Gòn dễ hiểu lầm nhất

Xem thêm >  "Ngỡ ngàng" với sự khác nhau trong cách dùng từ của Sài Gòn và Hà Nội >  10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn >  10 điều tuyệt vời của người Hà Nội trong mắt dân Sài Gòn 1. "Buồn" có nghĩa là "Nhột" Nếu người  Hà Nội  mà bị cù lét, thể nào họ cũng la lên  “Này, buồn đấy!” . Liệu có mấy ai người Sài Gòn  hiểu được câu đó có nghĩa là  “Thôi, nhột lắm!” . 2. "Bim Bim" có nghĩa là "Bánh snack" Ở  Hà Nội , cả người lớn hay trẻ con đều gọi món bánh snack là bim bim. Trẻ con  Hà Nội  hay í ới mời nhau  “Ăn bimbim không cậu?”  nghe rất dễ thương, còn Sài Gòn chỉ gọi đơn giản là bánh snack mà thôi. 3. "Đóng bỉm" có nghĩa là "quấn tã" Nếu ai có người thân nuôi con nhỏ là người  Hà Nội,  họ sẽ biết ngay sự khác nhau giữa  ‘bỉm’  và ‘tã’ . Bỉm là loại tã lót đóng sẵn có keo dán, còn tã đối với họ là những miếng vải xô mút hút nước. Nếu bạn là người  Sài Gòn , hỏi một người  Hà Nộ