Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Liên kết ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái ven biển ĐBSCL

Báo Cần Thơ , 10/11/201 4 Hội thảo “Đối thoại chính sách về quản lý môi trường bền vững ven biển vùng ĐBSCL” do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các tỉnh ĐBSCL (gọi tắt là Chương trình ICMP/CCCEP), UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức đầu tháng 11-2014. Hội thảo vạch định kế hoạch bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, rừng ngập mặn... tại khu vực ĐBSCL và ứng phó, giảm thiểu tác hại của BĐKH thời gian tới... NHIỀU THÁCH THỨC TRƯỚC BĐKH Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng, vùng nước ngọt, lợ, mặn đan xen nhau, đồng thời đây là khu vực duy nhất tiếp giáp biển Đông và biển Tây với bờ biển dài trên 750km, diện tích rừng khoảng 347.500ha thuận lợi trong việc khai thác lâm hải sản, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực. Bên cạnh đó, hằng năm ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất kh

LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐBSCL: Bài cuối: Cần sự đồng thuận và quyết tâm cao

Báo Cần Thơ, t hứ năm, 06/11/2014 * Hà Triều "Liên kết vùng ĐBSCL, chúng ta đã bàn nhiều rồi giờ làm đi! Phải cố gắng làm trên tinh thần tự nguyện; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, để biến thành hành động thực tiễn" - Đó là ý kiến của ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo "Liên kết vùng ĐBSCL trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng" vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ. Trọng điểm hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2015 là nghiên cứu vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng. Vì thế, đây là thời cơ "chín muồi" để các địa phương vùng ĐBSCL cùng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế- xã hội bền vững. * Cần một cơ chế điều phối chung Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL quan tâm đến 2 vấn đề: Một là, các nguồn lực đầu tư (chủ yếu là phân bổ vốn đầu tư ngân sách từ Trung ương) đượ

Những ngộ nhận về thủy điện Mêkông

Nguyễn Hữu Thiện Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thứ Sáu,  14/11/2014, 09:15 (GMT+7) (TBKTSG Online) Hiện nay trên dòng chính sông Mêkông ở hạ lưu vực Mêkông, Lào và Campuchia đang có kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện chắn ngang sông, trong đó 9 đập ở Lào và 2 đập ở Campuchia.  Đập Xayaburi đã khởi công xây dựng từ tháng 11- 2012 đến nay đã được khoảng 30% tiến độ và hiện nay Lào đã thông báo cho các quốc gia thành viên Ủy hội Mê Kông (MRC) về ý định xây dựng đập thứ hai, đập Don Sahong, trên dòng chính. Nằm ở phía cuối cùng ở hạ lưu sông Mêkông, Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu tất cả 11 công trình này được xây dựng. Bài viết dưới đây phân tích tính chưa xác đáng của một số quan điểm/cảm nhận về vấn đề thủy điện MêKông. Nằm ở phía cuối cùng của hạ lưu sông Mêkông, ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tác động to lớn và vĩnh viễn nếu 11 đập thủy điện chắn ngang dòng chính của sông được xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hữu Thiện Quan điểm thứ 1: Các

ĐBSCL: Hướng đến các nguồn năng lượng sạch

Báo Tài nguyên  và Môi trường, 15/10/2014 (TN&MT) - Ngày 14/10/2014 tại TP. Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreeID) tổ chức Hội thảo “Hướng tới phát triển năng lượng bền vững tại ĐBSCL” với sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan ở 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Phát biểu khai mạc hội thảo, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Thanh Hải cho rằng, theo Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định định hướng đầu tư phát triển các nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy điện than tại các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu sử dụng, phát triển sản xuất …   Tuy nhiên, “Để giảm thiểu được những thách thức của các nguyên liệu sản xuất điện đến môi trường, biến đổi khí hậu đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các khuôn khổ pháp lý nhằm định hướng đầu tư, phát triển nguồn năng lượng bền vững cho vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung,

Ngập ... mới chỉ là bắt đầu

​ Trần Hữu Hiệp Tuổi Trẻ Cuối Tuần, ngày 10/11/2014 TTCT - Ở TP.HCM có những nơi cả ngày nắng ấm, không mưa nhưng cả khu phố ngập trong nước. “Sống chung với ngập” đã và đang trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người sống ở đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam này.  Ngập đường là nỗi sợ hãi của các em học sinh ở TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa Đây chỉ là bước dạo đầu của mối đe dọa “biến đổi khí hậu” (BĐKH) mà chúng ta đang phải đối mặt. Việt Nam là một trong năm quốc gia được dự báo bị ảnh hưởng nặng nề do BĐKH, nước biển dâng. ĐBSCL là một trong ba đồng bằng trên thế giới sẽ bị ngập sâu và ảnh hưởng nhiều nhất. TP.HCM liền kề cũng không nằm ngoài sự đe dọa đó.  Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng ở Việt Nam”, khi mực nước biển lên khoảng 12cm vào năm 2020, 17cm vào năm 2030, 30cm vào năm 2050 và 75cm vào năm 2100 thì sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập. TP.HCM cũng bị ngập gần bằng mức đó.   “Nhãn tiền” Không chỉ là “kịch bản”, tình