Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nỗi đau người đi không trở lại

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 05/05/2015 Thống kê chưa đầy đủ từ Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, chỉ 5 ngày nghỉ lễ (từ 28.4 - 2.5), cả nước đã xảy ra 212 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết, bị thương và mất tích 287 người. Trong đó, có 132 người chết, bình quân mỗi ngày có hơn 26 người ra đường đi chơi lễ vĩnh viễn không được về nhà. Chỉ riêng ngày 1.5 đã có 63 vụ TNGT, làm chết và mất tích 29 người, bị thương 43 người; ngày 2.5 có 49 vụ TNGT, làm chết 41 người, bị thương 43 người. Những con số quá khủng khiếp. Các nhà nghiên cứu đã “làm toán”, ước tính thiệt hại do TNGT hàng năm ở nước ta khoảng 3,5 tỉ USD. Không chỉ thiệt hại kinh tế, mà còn để lại gánh nặng xã hội. Một cảm giác không an toàn khi ra đường. “Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”. Câu nói đùa “đau đớn” của một du khách nước ngoài là lời cảnh báo về môi trường du lịch ở “xứ sở nụ cười” Việt Nam. So với các vụ rơi máy bay của hàng không Mala

Khó đầu vào, tắc đầu ra

Trần Hữu Hiệp SGGP, t hứ ba, 05/05/2015 Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi để nông sản có phẩm cấp tốt, giá trị cao là chủ trương đúng. Nông dân ĐBSCL đã có kinh nghiệm làm theo “khuyến cáo”, chuyển từ trồng lúa chất lượng thấp sang chất lượng cao. Nhưng trớ trêu là lúa chất lượng cao “bị cào giá” như chất lượng thấp, thương lái không mua, nông dân lãnh đủ phần thua thiệt, làm nông nghiệp như chơi trò đỏ đen, phó mặc cho may rủi. Thị trường nông sản gần đây liên tục phát ra thông tin ảm đạm. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất thế giới. Gạo ùn ứ ở các cửa khẩu phía Bắc. Dưa hấu miền Trung, hành tím Sóc Trăng tắc đầu ra. Giá tôm các loại, cá tra tụt dốc. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước trong quý 1-2015 giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm gần đây. Ngành chăn nuôi trong nước cũng đang chịu áp lực rất lớn trước nhiều sản phẩm chăn nuôi ngoại nhập cù

Thư viện VideoClip: VTV1 điểm báo bài GIẢI CỨU NÔNG SẢN, TRẢ NỢ NÔNG DÂN

Giải cứu nông sản và trả nợ nông dân

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 02/05/2015 TT - Thị trường nông sản gần đây liên tục phát ra thông tin ảm đạm. Dưa hấu miền Trung, hành tím Sóc Trăng tắc đầu ra. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất thế giới...  Gạo ùn ứ ở các cửa khẩu phía Bắc. Giá tôm các loại, cá tra tụt dốc. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước trong quý 1-2015 giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong vòng năm năm gần đây. Ngành chăn nuôi trong nước đang chịu áp lực lớn trước nhiều sản phẩm ngoại nhập cùng loại, tạo ra cảnh “bò cười, người khóc”. Trong khi hoa kiểng Đà Lạt xuất khẩu, tiêu thụ trong nước khó khăn thì nhiều nơi ồ ạt nhập hoa kiểng ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan. Nông nghiệp là thế mạnh của nước ta, được xác định trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng “chiếc bánh nông sản” vẫn khó dùng ngay trên quê hương mình. Làm gì trước thách thức cạnh tranh khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào ngày 31-12-2015, nông sản nước

KINH TẾ BIỂN XANH NHÌN TỪ ĐẤT CHÍN RỒNG

                                                                   Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 30-4-2015 ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp 3 mặt biển: Đông, Tây, Nam với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo; trong đó có đảo lớn nhất nước là Phú Quốc. Đất Chín Rồng không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, mà còn có tiềm năng kinh tế biển to lớn cần được đầu tư phát triển. Thành tựu và thách thức từ nông nghiệp Thành tựu 30 đổi mới, 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở ĐBSCL nổi bật là nông nghiệp. Đó là kỳ tích của hạt gạo, trái cây, thủy sản. Chỉ sau 2 thập niên, sản lượng lúa của vùng đã được nhân lên gấp đôi, từ 9,48 triệu năm 1990 lên 21,5 triệu tấn năm 2010, đến năm 2014 đã đạt hơn 25 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước, 20% t

Nhớ đèn ết đa thời đã xa

Trần Hiệp Thủy Báo Dân Việt ngày 28 tháng 4 năm 2015 Quê tôi xưa chỉ thắp đèn dầu, bây giờ nhà nhà sáng điện. Điện khí hóa đưa ánh sáng đèn điện về quê, không chỉ là thành tựu lớn của 40 năm giải phóng miền Nam mà còn là ánh sáng văn minh từ thuở cha ông xưa đi khai phá đất phương Nam. Tên gọi đèn “ết đa” chắc là do dân quê tôi phiên âm từ thương hiệu đèn Aida phổ biến thời đó. Thật ra, loại đèn này còn những thương hiệu khác như Petromax hay Star Max, chất liệu ban đầu bằng đồng thau, sau được dùng phổ biến bằng inox. Đèn “ết đa” còn được gọi là đèn măng xông do đọc trại ra từ tên gọi manchon trong tiếng Pháp, chỉ cái tim đèn. Ông tôi kể, cây đèn này có nguồn gốc tận bên Tây. Nghe nói sự xuất hiện của nó vào đầu thế kỷ XIX được coi là một phát minh quan trọng trong lịch sử hải đăng thế giới. Nó cũng nhanh chóng vào xứ Nam kỳ thuộc địa của Pháp. Ngày xưa ở quê tôi, chỉ mấy nhà khá giả mới sắm nổi cây đèn “ết đa”, giá ước tính tròm trèm gần trăm giạ lúa. Đèn cũng chỉ được ngư

Nông dân vẫn còn nghèo trên "Vựa lúa Quốc gia": Bài 2: Người trồng lúa đang nghèo trên vựa lúa

Bài 1:  Hạt gạo bị chia phần Vài lời: Tứ của 2 bài viết này đã được người khác thể hiện trước qua các bài báo năm … 2011. Tên bài viết, tiểu tựa và ý tứ là từ các bài viết: “Hạt gạo cắn chia làm tám” (Lao Động ngày 9-11-2011), “Trăn trở từ vựa lúa quốc gia” (Nông nghiệp VN ngày 02-5-2014), “Nghèo trên vựa lúa” (Tuổi Trẻ ngày 30-5-2013), “Ly nông và giải pháp tam nông” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 14/3/2014). SĨ NGUYÊN Báo Ấp Bắc, ngày 27-4-2015 Danh xưng là “Vựa lúa Quốc gia”, là “chén cơm” của thế giới, vậy mà nông dân vẫn còn nghèo. Chúng ta tự hào xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới, nhưng nông dân chưa được trả công xứng đáng. Tự hào “Vựa lúa Quốc gia” Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng khẳng định vị thế là vùng chủ yếu bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Vào những năm 1930, diện tích lúa mùa toàn vùng ĐBSCL khoảng 570 ngàn ha, đến năm 1980

“Xông vào nhà mới gõ cửa”

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 29-4-2015 Phép lịch sự mà trẻ con cũng biết là trước khi vào nhà người khác phải xin phép, ít nhất là gõ cửa. Nhưng các tin nhắn rác tự động nhảy vào di động người ta lại bảo chủ nhà “để từ chối quảng cáo, nhắn lại số ...”. Vô duyên giống như việc xông vào nhà người khác rồi mới bảo: “Nếu không muốn cho tôi vào, thì phải bảo không”. Đó là tình trạng mà người dùng điện thoại phải gồng mình chịu đựng cảnh “quăng rác nhà mình”. Nỗi khổ của "thượng đế"! Thông tin mua bán sim số điện thoại, tiếp thị nhà đất, sex … từ quấy rối người dùng, đến lừa đảo. Kẻ gian công khai quảng cáo hàng gian trên mạng: “Nhận làm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, cấp III, đảm bảo uy tín, kín đáo, giao hàng tận nơi …”. Gần đây, lại xuất hiện tin nhắn xưng danh Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông báo người dân cảnh giác, báo cho cơ quan công an gần nhất hành vi giả danh cơ quan công an để quyên tiền phục vụ điều tra. Người dùng điện